Danh mục hệ thống chỉ tiêu:
Số
thứ tự |
Mã số |
Mã số
chỉ tiêu thống kê
cấp tỉnh tương ứng |
Nhóm, tên chỉ tiêu |
01. Đất đai, dân số và bình đẳng giới |
1 |
H0101 |
T0101 |
Diện tích và cơ cấu đất |
2 |
H0102 |
T0102 |
Dân số, mật độ dân số |
3 |
H0103 |
T0111 |
Số cuộc kết hôn |
4 |
H0104 |
T0113 |
Số vụ ly hôn |
5 |
H0105 |
T0115 |
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh |
6 |
H0106 |
T0116 |
Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử |
7 |
H0107 |
T0209 |
Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ đảng |
02. Kinh tế |
8 |
H0201 |
T0301 |
Số cơ sở, số lao động trong các cơ sở kinh tế |
9 |
H0202 |
T0302 |
Số cơ sở, số lao động trong các cơ sở hành chính, sự nghiệp |
10 |
H0203 |
T0303 |
Số hộ, số lao động kinh tế cá thể tham gia hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản |
11 |
H0204 |
T0304 |
Số doanh nghiệp, số lao động của doanh nghiệp |
12 |
H0205 |
|
Số dự án và vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do cấp huyện quản lý |
13 |
H0206 |
|
Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn cấp huyện |
14 |
H0207 |
T0601 |
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ cấu thu |
15 |
H0208 |
T0602 |
Chi ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ cấu chi |
16 |
H0209 |
T0704 |
Số người tham gia bảo hiểm xã hội |
17 |
H0210 |
T0705 |
Số người tham gia bảo hiểm y tế |
18 |
H0211 |
T0706 |
Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp |
19 |
H0212 |
T0707 |
Số người được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp |
20 |
H0213 |
T0802 |
Diện tích cây hằng năm |
21 |
H0214 |
T0803 |
Diện tích cây lâu năm |
22 |
H0215 |
T0804 |
Năng suất một số loại cây trồng chủ yếu |
23 |
H0216 |
T0805 |
Sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu |
24 |
H0217 |
T0806 |
Số lượng gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi |
25 |
H0218 |
T0807 |
Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu |
26 |
H0219 |
T0808 |
Diện tích rừng trồng mới tập trung |
27 |
H0220 |
T0810 |
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản |
28 |
H0221 |
T0811 |
Diện tích thu hoạch thuỷ sản |
29 |
H0222 |
T0812 |
Sản lượng thuỷ sản |
30 |
H0223 |
T0814 |
Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu |
31 |
H0224 |
T1001 |
Doanh thu bán lẻ hàng hoá |
32 |
H0225 |
T1004 |
Số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại |
03. Xã hội, môi trường |
33 |
H0301 |
T1501 |
Số cơ sở giáo dục mầm non |
34 |
H0302 |
T1502 |
Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo |
35 |
H0303 |
T1503 |
Số phòng học mầm non |
36 |
H0304 |
T1504 |
Số giáo viên mầm non |
37 |
H0305 |
T1505 |
Số trẻ em mầm non |
38 |
H0306 |
T1506 |
Số trường tiểu học, trung học cơ sở |
39 |
H0307 |
T1507 |
Số lớp tiểu học, trung học cơ sở |
40 |
H0308 |
T1508 |
Số phòng học tiểu học, trung học cơ sở |
41 |
H0309 |
T1509 |
Số giáo viên tiểu học, trung học cơ sở |
42 |
H0310 |
T1510 |
Số học sinh tiểu học, trung học cơ sở |
43 |
H0311 |
T1604 |
Tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin |
44 |
H0312 |
T1804 |
Thu nhập bình quân đầu người 01 tháng |
45 |
H0313 |
T1901 |
Số vụ tai nạn giao thông; số người chết, bị thương do tai nạn giao thông |
46 |
H0314 |
T1902 |
Số vụ cháy, nổ; số người chết, bị thương và thiệt hại về tài sản do cháy, nổ gây ra |
47 |
H0315 |
T2001 |
Số vụ án, số bị can đã khởi tố |
48 |
H0316 |
T2002 |
Số vụ án, số bị can đã truy tố |
49 |
H0317 |
T2003 |
Số vụ án, số bị cáo đã xét xử sơ thẩm |
50 |
H0318 |
T2104 |
Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại |
51 |
H0319 |
T2108 |
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý |
Nội dung hệ thống chỉ tiêu không có ở cấp xã (chỉ tiêu bôi vàng phía trên):
H0104. Số vụ ly hôn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số vụ ly hôn là số vụ, việc đã được Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết cho các cặp vợ chồng được ly hôn bằng bản án, quyết định theo Luật hôn nhân và gia đình.
Để bảo đảm ý nghĩa phân tích thống kê, chỉ tiêu này được tính thông qua tỷ suất ly hôn.
Công thức tính:
Tỷ suất ly hôn (‰) |
= |
Số vụ, việc ly hôn |
× 1000 |
Dân số trung bình |
2. Phân tổ chủ yếu: Xã/phường/thị trấn.
H0107. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng là tỷ lệ phần trăm giữa số phụ nữ tham gia cấp uỷ đảng so với tổng số người tham gia cấp uỷ đảng.
Công thức tính:
Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ đảng (%) |
= |
Số nữ tham gia các cấp uỷ đảng
trong nhiệm kỳ xác định |
× 100 |
Tổng số người tham gia cấp uỷ đảng trong cùng nhiệm kỳ |
2. Phân tổ chủ yếu
- Cấp uỷ;
- Dân tộc;
- Nhóm tuổi;
- Trình độ học vấn.
02. Kinh tế
H0203. Số hộ, số lao động kinh tế cá thể tham gia hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số hộ kinh tế cá thể tham gia hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Hộ kinh tế cá thể tham gia hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là những hộ có lao động là lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Hộ kinh tế cá thể nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động của hộ là lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Các thành viên của hộ tự tổ chức sản xuất, tự quyết định mọi vấn đề về sản xuất của hộ.
Hộ kinh tế cá thể nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản gồm những hộ tiến hành các hoạt động:
- Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan:
+ Trồng cây hằng năm;
+ Trồng cây lâu năm;
+ Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp;
+ Chăn nuôi;
+ Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp;
+ Dịch vụ nông nghiệp, gồm: Dịch vụ trồng trọt, dịch vụ chăn nuôi, dịch vụ sau thu hoạch; xử lý hạt giống để nhân giống;
+ Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan.
- Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan:
+ Trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp;
+ Khai thác gỗ;
+ Khai thác, thu nhặt lâm sản khác trừ gỗ;
+ Dịch vụ lâm nghiệp.
- Khai thác, nuôi trồng thủy sản:
+ Khai thác thuỷ sản, gồm: Khai thác thủy sản biển; khai thác thủy sản nội địa;
+ Nuôi trồng thủy sản, gồm: Nuôi trồng thủy sản biển, nuôi trồng thủy sản nội địa.
b) Số lao động trong các hộ kinh tế cá thể tham gia hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Là tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên của các hộ kinh tế cá thể tham gia hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Quy mô;
- Ngành kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, phi nông lâm nghiệp và thủy sản).
H0204. Số doanh nghiệp, số lao động của doanh nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Để thuận lợi cho mục đích thống kê theo loại hình kinh tế, quy ước doanh nghiệp được chia ra các loại như sau:
+ Doanh nghiệp nhà nước gồm các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
+ Doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm các doanh nghiệp vốn trong nước mà nguồn vốn thuộc sở hữu tư nhân của một hay nhóm người hoặc có sở hữu nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống.
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với các đối tác trong nước.
- Lao động trong doanh nghiệp là toàn bộ số lao động hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp tại thời điểm thống kê, gồm: Lao động làm đầy đủ thời gian; lao động làm bán thời gian; lao động hợp đồng (có thời hạn và không có thời hạn); lao động gia đình không được trả lương, trả công; lao động thuê ngoài; lao động trực tiếp; lao động gián tiếp,... kể cả những người đang nghỉ chờ việc hay chờ chế độ nghỉ hưu nhưng vẫn thuộc doanh nghiệp quản lý.
2. Phân tổ chủ yếu
- Quy mô của doanh nghiệp;
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
H0205. Số dự án và vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do cấp huyện quản lý
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do cấp huyện quản lý là vốn đầu tư thực hiện của các dự án, công trình được phê duyệt tại Quyết định giao kế hoạch đầu tư công hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong kỳ báo cáo (tháng, quý, năm).
Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do cấp huyện quản lý gồm 2 phần: (1) Vốn đầu tư từ ngân sách của cấp tỉnh bổ sung có mục tiêu cho cấp huyện; (2) Vốn đầu tư từ ngân sách cấp huyện.
Vốn đầu tư thực hiện của các dự án công trình theo kế hoạch đầu tư công hàng năm được tính là khối lượng thực hiện thực tế của các dự án, công trình trong kỳ báo cáo (không phải là số liệu vốn giải ngân của dự án, công trình).
- Số dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do cấp huyện quản lý là toàn bộ danh mục các dự án, công trình được phân giao kế hoạch vốn đầu tư công tại Quyết định giao kế hoạch đầu tư công hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
H0206. Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn cấp huyện
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khái niệm: Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là địa bàn huyện) là giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành (hoặc quy ước hoàn thành) do các cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế, loại hình kinh tế, khu vực kinh tế tạo ra trên địa bàn huyện trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).
Phạm vi: Toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ đã hoàn thành hoặc quy ước hoàn thành của các đơn vị thường trú trên địa bàn.
Nguyên tắc:
- Đảm bảo nguyên tắc thường trú địa bàn cấp huyện;
- Thực hiện phân bổ đối với các đơn vị hạch toán toàn ngành;
- Tính theo số liệu thực tế phát sinh trên địa bàn (không cộng/trừ chi nhánh);
- Hoạt động xây dựng được xác định mức độ hoàn thành theo quy ước.
- Tổng giá trị sản phẩm theo ngành trên địa bàn cấp huyện của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không lớn hơn giá trị sản xuất ngành đó của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng. Trường hợp tổng giá trị sản phẩm theo ngành trên địa bàn cấp huyện lớn hơn giá trị sản xuất trên địa bàn cấp tỉnh, số liệu giá trị sản xuất của tỉnh, thành phố được coi là kết quả chính thức, phần giá trị chênh lệch giữa kết quả chính thức và giá trị sản phẩm theo ngành trên địa bàn cấp huyện được phân bổ giảm theo tỷ trọng lao động đóng góp của địa bàn cấp huyện.
Phương pháp tính: Giá trị sản phẩm của mỗi ngành được tính theo phương pháp phù hợp với đặc điểm ngành và mức độ khả thi của nguồn thông tin, cụ thể:
a) Theo giá hiện hành
(1) Hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt động khai khoáng; sản xuất điện; hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo (những hoạt động có thể thống kê được sản lượng sản phẩm và đơn giá sản xuất bình quân)
Công thức tính:
Giá trị
sản phẩm |
= |
Sản lượng
sản phẩm sản xuất |
x |
Đơn giá sản xuất
sản phẩm bình quân |
(2) Hoạt động dịch vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt động công nghiệp (trừ hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo) và các hoạt động dịch vụ mang tính “thị trường” (trừ dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm)
Công thức tính:
Giá trị sản phẩm |
= |
Doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ |
+ |
Trợ cấp sản xuất
(nếu có) |
(3) Hoạt động phân phối điện, nước; cung cấp khí bằng đường ống; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; dịch vụ lưu trú, ăn uống; kinh doanh bất động sản; dịch vụ du lịch; dịch vụ xổ số
Công thức tính:
Giá trị
sản phẩm |
= |
Doanh thu thuần bán sản phẩm/dịch vụ trong kỳ |
- |
Trị giá vốn hàng bán ra/Trị giá vốn hàng chuyển bán/Chi trả hộ khách hàng/Chi trả thưởng |
+ |
Trợ cấp
sản xuất
(nếu có) |
(4) Hoạt động xây dựng; hoạt động dịch vụ phi thị trường và những hoạt động khác không tính được theo các phương pháp trên
Công thức tính:
Giá trị
sản phẩm |
= |
Tổng chi phí
sản xuất |
+ |
Lợi nhuận thuần
(nếu có) |
+ |
Trợ cấp sản xuất (nếu có) |
Trong tổng chi phí sản xuất gồm có: Chi phí vật chất và chi phí dịch vụ; Thu nhập của người lao động; Khấu hao tài sản cố định; Thuế sản xuất khác.
(5) Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm
Công thức tính:
Giá trị
sản phẩm |
= |
Giá trị sản xuất
trên địa bàn tỉnh |
x |
Cơ cấu lao động/Chi phí hoạt động của ngành trên địa bàn huyện so với tổng số lao động/Chi phí hoạt động của ngành trên địa bàn tỉnh |
b) Theo giá so sánh
(1) Hoạt động khai khoáng; sản xuất điện; hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo (những hoạt động có thể thống kê được sản lượng sản phẩm và đơn giá bình quân kỳ gốc)
Công thức tính:
Giá trị sản phẩm |
= |
Sản lượng
sản phẩm sản xuất |
x |
Đơn giá sản xuất
sản phẩm bình quân kỳ gốc |
Hoặc:
Giá trị sản phẩm |
= |
Giá trị sản phẩm
kỳ trước kỳ báo cáo |
x |
Tốc độ phát triển sản lượng sản phẩm sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ trước kỳ báo cáo |
(2) Hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản; các hoạt động khác
Công thức tính:
Giá trị sản phẩm |
= |
Giá trị sản phẩm kỳ báo cáo
theo giá hiện hành |
Chỉ số giá sản xuất sản phẩm/Chỉ số giá tiêu dùng tương ứng kỳ báo cáo so với kỳ gốc |
2. Phân tổ chủ yếu: Ngành kinh tế.
H0209. Số người tham gia bảo hiểm xã hội
1. Khái niệm, phương pháp tính
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Số người tham gia bảo hiểm xã hội gồm số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc các đối tượng sau:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới
03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng
tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Phân tổ chủ yếu: Hình thức tham gia bảo hiểm.
H0210. Số người tham gia bảo hiểm y tế
1. Khái niệm, phương pháp tính
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Số người tham gia bảo hiểm y tế được xác định theo 6 nhóm đối tượng cụ thể như sau:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
- Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;
- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình;
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Chi tiết về người tham gia bảo hiểm y tế thuộc 06 nhóm tham gia bảo hiểm y tế quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 Chương I Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điểu của Luật Bảo hiểm y tế.
2. Phân tổ chủ yếu: Nhóm tham gia bảo hiểm y tế.
H0211. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp được xác định như sau:
- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật việc làm đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân cư, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
H0212. Số người được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu
a) Số người được hưởng bảo hiểm xã hội
Số người được hưởng bảo hiểm xã hội là số người đã tham gia bảo hiểm xã hội được nhận tiền bảo hiểm xã hội (tính theo số người, bất kể một người nhận được nhiều loại bảo hiểm xã hội khác nhau).
Số người được hưởng bảo hiểm xã hội được chi trả theo các chế độ: Ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
Phân tổ chủ yếu:
- Chế độ trợ cấp;
- Thời gian hưởng (hưởng 1 lần/hàng tháng).
b) Số người được hưởng bảo hiểm y tế
Số người được hưởng bảo hiểm y tế là số người đã tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh (tính theo số lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế).
Phân tổ chủ yếu: Hình thức điều trị (nội trú/ngoại trú).
c) Số người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Số người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là số người đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp khi mất việc làm (thất nghiệp) được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (tính theo số người hưởng bảo hiểm thất nghiệp).
Phân tổ chủ yếu: Chế độ trợ cấp (trợ cấp thất nghiệp/hỗ trợ học nghề/hỗ trợ đào tạo nâng cao kỹ năng nghề).
H0215. Năng suất một số loại cây trồng chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Năng suất cây trồng là số lượng sản phẩm chính thu được tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng hoặc diện tích thu hoạch của từng loại cây trồng trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương hay cả nước.
a) Đối với cây hằng năm: Có hai loại năng suất là năng suất gieo trồng và năng suất thu hoạch.
- Năng suất gieo trồng là năng suất tính trên toàn bộ diện tích gieo trồng (gồm cả diện tích mất trắng, diện tích gieo trồng nhưng không thu hoạch).
Công thức tính:
Năng suất gieo trồng
(vụ, năm) |
= |
Sản lượng thu hoạch (vụ, năm) |
Tổng diện tích gieo trồng (vụ, năm) |
- Năng suất thu hoạch là năng suất tính trên diện tích thu hoạch (không gồm diện tích mất trắng, diện tích cho sản phẩm nhưng không thu hoạch).
Công thức tính:
Năng suất thu hoạch
(vụ, năm) |
= |
Sản lượng thu hoạch (vụ, năm) |
Diện tích thu hoạch (vụ, năm) |
b) Đối với cây lâu năm: Chỉ tính năng suất đối với những diện tích cho sản phẩm (còn gọi là diện tích đã đưa vào sản xuất kinh doanh) bất kể trong năm đó có cho sản phẩm hay không.
Công thức tính:
Năng suất thu hoạch
(năm) |
= |
Sản lượng thu hoạch (năm) |
Diện tích cho sản phẩm (năm) |
2. Phân tổ chủ yếu: Loại cây chủ yếu.
H0216. Sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng cây trồng là khối lượng sản phẩm chính của từng loại cây hoặc một nhóm cây nông nghiệp của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương, thu được trong một vụ sản xuất hoặc trong kỳ, gồm:
- Sản lượng thu hoạch các loại cây hàng năm (thóc, ngô, khoai lang, sắn, rau, đậu, đỗ tương, mía, thuốc lá, lạc, cói,..), được tính theo vụ sản xuất.
- Sản lượng thu hoạch các loại cây lâu năm (chè búp, cà phê, cao su, hồ tiêu, cam, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dứa, ...). Sản lượng cây lâu năm gồm sản lượng của diện tích trồng tập trung, sản lượng cây trồng phân tán đã cho sản phẩm ổn định và sản lượng cây lâu năm trồng tập trung cho thu bói.
Sản lượng cây trồng được tính theo hình thái sản phẩm quy định cho từng loại sản phẩm. Đối với các sản phẩm như: Thóc, ngô, đỗ xanh, đỗ tương,...tính theo hình thái hạt khô; các loại như: khoai lang, khoai tây, sắn tính theo củ tươi; chè tính theo búp tươi, cà phê tính theo nhân khô, cao su tính theo mủ khô, cam tính theo quả tươi,...
2. Phân tổ chủ yếu: Loại cây chủ yếu.
H0217. Số gia súc, gia cầm và động vật nuôi khác trong chăn nuôi
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi là số đầu con có tại thời điểm quan sát, trong đó:
a) Số lượng gia súc
- Số lượng trâu, gồm: Các loại trâu giống nội, giống lai, giống ngoại nuôi với mục đích giết thịt, cày kéo, lấy sữa và sinh sản có tại thời điểm quan sát (tính cả trâu mới sinh).
- Số lượng bò, gồm: Các loại bò giống nội, giống lai, giống ngoại nuôi với mục đích giết thịt, cày kéo, lấy sữa và sinh sản có tại thời điểm quan sát (tính cả bò mới sinh).
+ Số lượng bò sữa, gồm: Các loại bò có nguồn gốc từ các giống bò sữa được nuôi với mục đích để chuyên lấy sữa.
+ Số lượng bò cái sữa gồm: Số bò cái sữa đã đẻ từ 1 lứa trở lên.
- Số lượng lợn/heo, gồm: Các loại lợn/heo giống nội, giống lai, giống ngoại nuôi với mục đích giết thịt và sinh sản (không bao gồm lợn/heo con chưa tách mẹ).
+ Số lượng lợn/heo nái gồm: Số lợn/heo cái được chọn lọc để nuôi với mục đích sinh sản và những con nái đã đẻ từ 1 lứa trở lên.
+ Số lượng lợn/heo nái đẻ, gồm: Số con lợn/heo nái đã đẻ từ một lứa trở lên.
+ Số lượng lợn/heo đực giống gồm: Số lợn/heo đực được chọn lọc để nuôi với mục đích phối giống và những con đực đã sử dụng để phối giống hoặc khai thác tinh.
- Số lượng gia súc khác, gồm: Ngựa, dê, cừu, hươu, nai,....
b) Số lượng gia cầm
- Số lượng gà, gồm: Các loại gà giống nội, giống lai, giống ngoại nuôi với mục đích lấy thịt, đẻ trứng (không bao gồm gà dưới 7 ngày tuổi).
+ Gà công nghiệp, gồm: Các loại gà có nguồn gốc từ các giống nhập ngoại được nuôi với mục đích để chuyên lấy thịt (gà chuyên thịt) hoặc để chuyên lấy trứng (gà chuyên trứng) và được nuôi theo một quy trình khép kín, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp.
+ Gà đẻ trứng, gồm: Số gà mái nuôi đã đẻ trứng.
- Số lượng vịt, ngan, ngỗng, gồm: Các loại nuôi với mục đích lấy thịt và đẻ trứng (không bao gồm những con dưới 7 ngày tuổi).
- Số lượng gia cầm khác, gồm: Chim cút, bồ câu, đà điểu,...
c) Số lượng vật nuôi khác, gồm: Thỏ, chó, trăn, rắn, nhím, ong (đàn),...
2. Phân tổ chủ yếu: Loại vật nuôi chủ yếu.
H0218. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng sản phẩm chăn nuôi là sản lượng sản phẩm chính của gia súc, gia cầm và vật nuôi khác do lao động chăn nuôi kết hợp với quá trình sinh trưởng tự nhiên của vật nuôi tạo ra trong một thời kỳ nhất định (quý, 6 tháng, năm), gồm:
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Trọng lượng thịt hơi của đàn gia súc, gia cầm và vật nuôi khác xuất chuồng trong kỳ với mục đích giết thịt; không tính gia súc, gia cầm, vật nuôi khác xuất chuồng để nuôi tiếp và những con còi cọc, những con bị bệnh nhưng vẫn giết mổ lấy thịt;
- Sản lượng sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ: Các loại sản phẩm thu được trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm và vật nuôi khác nhưng không qua giết mổ như sữa tươi, trứng gia cầm, kén tằm, mật ong, lông cừu, nhung hươu,…
2. Phân tổ chủ yếu: Loại sản phẩm chủ yếu.
H0219. Diện tích rừng trồng mới tập trung
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích rừng trồng mới tập trung là diện tích trồng mới các loại cây lâm nghiệp trồng trên đất quy hoạch lâm nghiệp và trên đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp, trong thời gian từ 1/1 đến 31/12 năm báo cáo, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và có quy mô diện tích từ 0,3 héc ta trở lên, nếu là dải cây phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên. Những diện tích không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong năm phải trồng đi trồng lại nhiều lần mới đạt tiêu chuẩn cũng chỉ tính một lần diện tích rừng trồng mới tại thời điểm quan sát cuối năm; hoặc những diện tích trồng trong năm nhưng đến thời điểm quan sát mà số cây trên diện tích đó đã chết thì không tính là diện tích trồng mới.
Diện tích rừng trồng mới tập trung gồm diện tích rừng trồng mới tập trung của các loại hình kinh tế thực hiện trong kỳ.
Căn cứ vào mục đích sử dụng, diện tích rừng trồng mới tập trung được chia thành các loại: Diện tích rừng sản xuất trồng mới; diện tích rừng phòng hộ trồng mới; diện tích rừng đặc dụng trồng mới.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại rừng (phân theo mục đích sử dụng: Rừng sản xuất; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ).
H0221. Diện tích thu hoạch thủy sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích thu hoạch thuỷ sản trong kỳ là diện tích mặt nước tự nhiên, nhân tạo diễn ra hoạt động nuôi trồng (thả giống, chăm sóc, bảo vệ) và cho thu hoạch sản phẩm trong kỳ. Diện tích thu hoạch thủy sản trong kỳ là diện tích mặt nước cộng dồn các vụ thu hoạch trong kỳ.
Diện tích thu hoạch thủy sản trong kỳ gồm diện tích thu hoạch trong ao, vuông, đăng quầng, vèo, ruộng lúa, mương vườn, đầm, sông, hồ, bãi triều ven biển,... Đối với sông, hồ, bãi triều ven biển, chỉ tính diện tích đã cho thu hoạch trong kỳ của phần mặt nước được quây lại để nuôi theo hình thức đăng quầng, vèo, giai, mùng, lưới. Không tính diện tích hồ, đập thủy điện, thủy lợi hoặc hồ lớn được thả giống với mục đích tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái vào diện tích thu hoạch thủy sản.
Diện tích thu hoạch thủy sản trong kỳ không bao gồm:
(i) Nuôi thủy sản theo hình thức bể bồn, lồng bè;
(ii) Ươm nuôi giống, cá sấu, cá cảnh;
(iii) Ao lắng, ao lọc, kênh dẫn nước vào ra;
(iv) Diện tích mất trắng.
Diện tích bị mất trắng trong kỳ: Là diện tích thu hoạch trong kỳ nhưng sản lượng thu hoạch bị giảm từ 70% trở lên so với điều kiện sản xuất thông thường.
Quy ước:
- Nếu trên cùng một đơn vị diện tích, thủy sản được thu hoạch rải rác, tỉa thưa, thả bù quanh năm (vụ nuôi không rõ ràng, thường phát sinh ở nuôi thủy sản quảng canh, quảng canh cải tiến) thì diện tích thu hoạch thủy sản tính bằng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (tính 01 lần diện tích).
- Nếu trên cùng một đơn vị diện tích, hai hay nhiều loại thủy sản được nuôi và thu hoạch đồng thời thì tính diện tích thu hoạch cho loại thủy sản chính. Loại thủy sản chính được xác định theo mục đích ban đầu của người nuôi và thường là loại thủy sản thu được giá trị lớn nhất hoặc loại cho thu hoạch sản lượng lớn nhất;
- Nếu trên cùng một đơn vị diện tích, thủy sản được nuôi và thu hoạch nhiều vụ nhưng loại thủy sản nuôi ở các vụ không giống nhau thì tính diện tích theo loại thủy sản được thu hoạch ở từng vụ.
- Diện tích mặt nước không ổn định (tăng, giảm theo thời vụ hoặc thuỷ triều,...) thì tính theo mực nước trung bình.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế (biển/nội địa);
- Hình thức nuôi chủ yếu (ao/vuông; đăng quầng/vèo/mùng/lưới; ruộng lúa; khác).
H0222. Sản lượng thủy sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng thủy sản là khối lượng sản phẩm hữu ích thu được từ hoạt động khai thác hoặc nuôi trồng thủy sản trong 1 thời kỳ nhất định .
Sản lượng thủy sản bao gồm cá, động vật giáp xác (tôm, cua, ghẹ,...), nhuyễn thể hai mảnh vỏ (ngao, sò, ốc móng tay,...), động vật thân mềm (ốc, sò, hàu, sứa,...), rong biển và các loại thủy sản khác (ếch, ba ba, ngọc trai, hải sâm,...)
Sản lượng thủy sản không bao gồm sản lượng hà mã, hải cẩu, tổ yến, rắn.
Sản lượng thủy sản không bao gồm số lượng con giống, số lượng cá cảnh.
2. Phân tổ chủ yếu: Ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng).
H0223. Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao là những xã đạt đầy đủ các tiêu chí quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 ban hành theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 8 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu là số xã đạt được các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 8 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạng 2021-2025.
Tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu (%) |
= |
Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu |
× |
100 |
Tổng số xã
|
H0224. Doanh thu bán lẻ hàng hoá
1. Khái niệm, phương pháp tính
Bán lẻ hàng hóa là bán những hàng hoá loại mới, hàng đã qua sử dụng, chủ yếu cho tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình, tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, hợp tác xã mua bán, quầy hàng bán tại chợ hoặc bán lưu động,...
Doanh thu bán lẻ hàng hóa gồm toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ bán lẻ hàng hoá (kể cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán, nếu có) của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản.
2. Phân tổ chủ yếu: Nhóm hàng chủ yếu.
H0225. Số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại
I. Số lượng chợ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng chợ phản ánh toàn bộ số chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu mua, bán, trao đổi hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên từng địa bàn.
Siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm giao dịch mua bán hàng hoá gồm cả siêu thị không tính là chợ.
Phương pháp tính:
Chợ được chia thành 3 hạng như sau:
- Chợ hạng 1:
+ Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch;
+ Được đặt ở vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên;
+ Có mặt bằng và phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ (trông giữ xe; bốc xếp hàng hoá; kho bảo quản hàng hoá; dịch vụ đo lường, kiểm tra chất lượng hàng hoá; an toàn thực phẩm; vệ sinh công cộng và các dịch vụ khác).
- Chợ hạng 2:
+ Là chợ có trên 200 điểm đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;
+ Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên;
+ Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.
- Chợ hạng 3:
+ Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
+ Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
2. Phân tổ chủ yếu: Hạng chợ (hạng 1/hạng 2/hạng 3).
II. Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại là toàn bộ số lượng siêu thị, trung tâm thương mại hiện có trong kỳ báo cáo.
Siêu thị là một loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hoá của khách hàng.
Trung tâm thương mại là một loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ... được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách hàng.
a) Siêu thị: Được phân thành 3 hạng sau:
- Siêu thị hạng 1:
+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên;
Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, cân đo, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua điện thoại.
+ Siêu thị chuyên doanh:
Có diện tích kinh doanh từ 1.000 m2 trở lên;
Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, cân đo, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua điện thoại.
- Siêu thị hạng 2:
+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên;
Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua điện thoại.
+ Siêu thị chuyên doanh:
Có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên;
Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.
- Siêu thị hạng 3:
+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
Có diện tích kinh doanh từ 500 m2;
Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.
+ Siêu thị chuyên doanh:
Có diện tích kinh doanh từ 250 m2 trở lên;
Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.
b) Trung tâm thương mại: Chia thành 3 hạng sau:
- Trung tâm thương mại hạng 1:
+ Có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại;
+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;
+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các loại hình dịch vụ, gồm khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hoá; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
- Trung tâm thương mại hạng 2:
+ Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại;
+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;
+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các loại hình dịch vụ, gồm khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hoá; nhà hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
- Trung tâm thương mại hạng 3:
+ Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại;
+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;
+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các loại hình dịch vụ, gồm: khu vực để bố trí cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hoá; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động ăn uống vui chơi, giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình kinh tế.
03. Xã hội, môi trường
H0315. Số vụ án, số bị can đã khởi tố
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số vụ án đã khởi tố là số vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Số bị can đã khởi tố là số người hoặc pháp nhân bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can.
- Nguyên tắc xác định tội danh:
+ Nếu vụ án có nhiều tội danh thì tội danh của vụ án được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất của vụ án (của bị can đầu vụ);
+ Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội trong cùng một vụ án thì tội danh của bị can được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất trong vụ án đó;
+ Trong các trường hợp trên nếu các tội danh có cùng mức độ nghiêm trọng thì thống kê theo tội danh có số thứ tự của điều luật nhỏ nhất trong Bộ luật hình sự.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tội danh;
- Số bị can phân tổ thêm cá nhân/pháp nhân; nếu bị can là cá nhân phân tổ thêm giới tính, nhóm tuổi.
H0316. Số vụ án, số bị can đã truy tố
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Số vụ án đã truy tố là số vụ án mà Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố vụ án ra trước Toà án bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.
- Số bị can đã truy tố là số bị can mà Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố bị can đó ra trước Toà án bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.
- Nguyên tắc xác định tội danh:
+ Nếu vụ án có nhiều tội danh thì tội danh của vụ án được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất của vụ án (của bị can đầu vụ);
+ Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội trong cùng một vụ án thì tội danh của bị can được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất trong vụ án đó;
+ Trong các trường hợp trên nếu các tội danh có cùng mức độ nghiêm trọng thì thống kê theo tội danh có số thứ tự của điều luật nhỏ nhất trong Bộ luật hình sự.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tội danh;
- Số bị can phân tổ thêm cá nhân/pháp nhân; nếu bị can là cá nhân phân tổ thêm giới tính, nhóm tuổi.
H0317. Số vụ án, số bị cáo đã xét xử sơ thẩm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số vụ án, số bị cáo đã xét xử sơ thẩm phản ánh số vụ án và số bị cáo trong vụ án hình sự được Tòa án cấp sơ thẩm xét xử trong một giai đoạn cụ thể.
Nguyên tắc thống kê theo tội danh:
- Nếu trong một vụ án chỉ có một bị cáo mà bị cáo đó bị xử phạt với nhiều tội danh khác nhau thì thống kê theo tội danh nặng nhất và có mức hình phạt cao nhất (so sánh giữa các tội mà bị cáo bị xét xử). Trong trường hợp có hai hay nhiều tội danh có mức cao nhất của khung hình phạt bằng nhau thì thống kê theo tội danh được quy định tại Điều luật có số thứ tự nhỏ nhất.
- Trong trường hợp một vụ án có nhiều bị cáo phạm các tội khác nhau thì thống kê số vụ theo bị cáo đầu vụ; đối với các bị cáo phạm tội khác nhau trong vụ án thì thống kê bị cáo theo tội danh mà Tòa án xét xử.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tội danh;
- Nhóm tội: Theo chương của Bộ luật hình sự.
- Số bị cáo phân tổ thêm: Giới tính, nhóm tuổi.
H0318. Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại
1. Khái niệm, nội dung
Vụ thiên tai là một thảm họa do thiên nhiên gây ra như bão, lụt, lũ, lốc, động đất, sạt lở đất, triều cường, xâm nhập mặn, sóng thần, núi lửa, sét đánh, mưa đá, băng giá, nóng, hạn hán,…
Số vụ thiên tai là tổng số vụ thiên tai xảy ra trong kỳ báo cáo có ảnh hưởng đến các khu vực địa lý khác nhau của đất nước.
Mức độ thiệt hại gồm thiệt hại về người và tài sản của các vụ thiên tai. Về người gồm số người chết, số người bị mất tích, số người bị thương; thiệt hại về tài sản được ước tính toàn bộ giá trị thiệt hại bằng tiền do vụ thiên tai gây ra.
2. Phân tổ chủ yếu
- Nhóm loại hình thiên tai;
- Xã/phường/thị trấn.
H0319. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý
Khái niệm, phương pháp tính
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý trên so với tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh.
- Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển bởi các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt,... và đưa đến các cơ sở xử lý chất thải rắn hoặc bãi chôn lấp.
Công thức tính:
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý (%) |
= |
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
được thu gom, xử lý (tấn) |
× 100 |
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh (tấn) |