Danh mục hệ thống chỉ tiêu:
Số
thứ tự |
Mã số |
Mã số
chỉ tiêu thống kê
quốc gia tương ứng |
Nhóm, tên chỉ tiêu |
01. Đất đai và dân số |
1 |
T0101 |
0101 |
Diện tích và cơ cấu đất |
2 |
T0102 |
0102 |
Dân số, mật độ dân số |
3 |
T0103 |
|
Số hộ |
4 |
T0104 |
0103 |
Tỷ số giới tính khi sinh |
5 |
T0105 |
0104 |
Tỷ suất sinh thô |
6 |
T0106 |
0105 |
Tổng tỷ suất sinh |
7 |
T0107 |
0106 |
Tỷ suất chết thô |
8 |
T0108 |
0107 |
Tỷ lệ tăng dân số |
9 |
T0109 |
0108 |
Tỷ suất nhập cư, xuất cư, tỷ suất di cư thuần |
10 |
T0110 |
0109 |
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh |
11 |
T0111 |
0111 |
Số cuộc kết hôn |
12 |
T0112 |
0111 |
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu |
13 |
T0113 |
0112 |
Số vụ ly hôn |
14 |
T0114 |
0112 |
Tuổi ly hôn trung bình |
15 |
T0115 |
0113 |
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh |
16 |
T0116 |
0114 |
Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử |
17 |
T0117 |
0115 |
Tỷ lệ đô thị hóa |
02. Lao động, việc làm và bình đẳng giới |
18 |
T0201 |
0201 |
Lực lượng lao động |
19 |
T0202 |
0202 |
Số lao động có việc làm trong nền kinh tế |
20 |
T0203 |
0203 |
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo |
21 |
T0204 |
0204 |
Tỷ lệ thất nghiệp |
22 |
T0205 |
0206 |
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức |
23 |
T0206 |
0207 |
Tỷ lệ người từ 05-17 tuổi tham gia lao động |
24 |
T0207 |
0208 |
Năng suất lao động |
25 |
T0208 |
0209 |
Thu nhập bình quân của lao động đang làm việc |
26 |
T0209 |
0210 |
Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ đảng |
27 |
T0210 |
0212 |
Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân |
28 |
T0211 |
|
Tỷ lệ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ |
03. Doanh nghiệp, cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp |
29 |
T0301 |
0301 |
Số cơ sở, số lao động trong các cơ sở kinh tế |
30 |
T0302 |
0302 |
Số cơ sở, số lao động trong các cơ sở hành chính, sự nghiệp |
31 |
T0303 |
0303 |
Số hộ, số lao động kinh tế cá thể tham gia hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản |
32 |
T0304 |
0304 |
Số doanh nghiệp, số lao động, nguồn vốn, tài sản, doanh thu thuần, thu nhập của người lao động, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp |
33 |
T0305 |
|
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập, số vốn đăng ký, số lao động đăng ký |
34 |
T0306 |
|
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, số doanh nghiệp giải thể |
35 |
T0307 |
0305 |
Trang bị tài sản cố định bình quân một lao động của doanh nghiệp |
36 |
T0308 |
0306 |
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp |
04. Đầu tư và xây dựng |
37 |
T0401 |
|
Số dự án và số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký |
38 |
T0402 |
0401 |
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn |
39 |
T0403 |
0402 |
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn |
40 |
T0404 |
0403 |
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư |
41 |
T0405 |
0404 |
Năng lực mới tăng chủ yếu trên địa bàn |
42 |
T0406 |
0405 |
Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành |
43 |
T0407 |
0406 |
Số lượng nhà ở, tổng diện tích nhà ở hiện có và sử dụng |
44 |
T0408 |
0407 |
Diện tích nhà ở bình quân đầu người |
45 |
T0409 |
0408 |
Tổng diện tích nhà ở theo dự án hoàn thành trong năm |
46 |
T0410 |
0409 |
Tổng số nhà ở và tổng diện tích nhà ở xã hội hoàn thành trong năm |
05. Tài khoản quốc gia |
47 |
T0501 |
0501 |
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) |
48 |
T0502 |
0502 |
Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn |
49 |
T0503 |
0503 |
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn |
50 |
T0504 |
0504 |
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người |
51 |
T0505 |
0515 |
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của dịch vụ logistics trong tổng sản phẩm trên địa bàn |
52 |
T0506 |
0516 |
Chi phí logistics so với tổng sản phẩm trên địa bàn |
53 |
T0507 |
0517 |
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trên địa bàn |
06. Tài chính công |
54 |
T0601 |
0601 |
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ cấu thu |
55 |
T0602 |
0604 |
Chi ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ cấu chi |
07. Tiền tệ và bảo hiểm |
56 |
T0701 |
0704 |
Số dư huy động vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
57 |
T0702 |
0705 |
Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
58 |
T0703 |
|
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ |
59 |
T0704 |
0713 |
Số người tham gia bảo hiểm xã hội |
60 |
T0705 |
0714 |
Số người tham gia bảo hiểm y tế |
61 |
T0706 |
0715 |
Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp |
62 |
T0707 |
0716 |
Số người được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp |
63 |
T0708 |
0717 |
Thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp |
08. Nông, lâm nghiệp và thủy sản |
64 |
T0801 |
|
Giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản |
65 |
T0802 |
0801 |
Diện tích cây hằng năm |
66 |
T0803 |
0802 |
Diện tích cây lâu năm |
67 |
T0804 |
0803 |
Năng suất một số loại cây trồng chủ yếu |
68 |
T0805 |
0804 |
Sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu |
69 |
T0806 |
0805 |
Số gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi |
70 |
T0807 |
0806 |
Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu |
71 |
T0808 |
0807 |
Diện tích rừng trồng mới tập trung |
72 |
T0809 |
0808 |
Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ |
73 |
T0810 |
|
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản |
74 |
T0811 |
0809 |
Diện tích thu hoạch thuỷ sản |
75 |
T0812 |
0810 |
Sản lượng thuỷ sản |
76 |
T0813 |
0811 |
Số lượng tàu khai thác thủy sản biển có động cơ |
77 |
T0814 |
|
Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu |
09. Công nghiệp |
78 |
T0901 |
0901 |
Chỉ số sản xuất công nghiệp |
79 |
T0902 |
0902 |
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu |
80 |
T0903 |
0907 |
Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp |
10. Thương mại, dịch vụ |
81 |
T1001 |
1001 |
Doanh thu bán lẻ hàng hoá |
82 |
T1002 |
1002 |
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống |
83 |
T1003 |
1004 |
Doanh thu dịch vụ khác |
84 |
T1004 |
1005 |
Số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại |
11. Chỉ số giá |
85 |
T1101 |
1101 |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng, chỉ số giá Đô la Mỹ |
86 |
T1102 |
1105 |
Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ |
12. Giao thông vận tải |
87 |
T1201 |
1201 |
Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải |
88 |
T1202 |
1202 |
Số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển |
89 |
T1203 |
1203 |
Khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển |
13. Công nghệ thông tin và truyền thông |
90 |
T1301 |
1304 |
Số lượng thuê bao điện thoại |
91 |
T1302 |
1305 |
Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động |
92 |
T1303 |
1306 |
Tỷ lệ người sử dụng internet |
93 |
T1304 |
1307 |
Số lượng thuê bao truy nhập internet băng rộng |
94 |
T1305 |
1308 |
Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối internet |
95 |
T1306 |
1309 |
Số thương nhân có giao dịch thương mại điện tử |
96 |
T1307 |
1311 |
Doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin |
97 |
T1308 |
1313 |
Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính |
98 |
T1309 |
1314 |
Tỷ lệ dân số được phủ sóng bởi mạng di động |
99 |
T1310 |
1317 |
Tỷ lệ người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông |
100 |
T1311 |
1318 |
Tỷ lệ người dân có sử dụng dịch vụ công trực tuyến |
101 |
T1312 |
1319 |
Số dịch vụ hành chính công có phát sinh hồ sơ trực tuyến |
102 |
T1313 |
1320 |
Tỷ lệ người dân tham gia mạng xã hội |
14. Khoa học và công nghệ |
103 |
T1401 |
1401 |
Số tổ chức khoa học và công nghệ |
104 |
T1402 |
1406 |
Chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ |
15. Giáo dục |
105 |
T1501 |
|
Số cơ sở giáo dục mầm non |
106 |
T1502 |
|
Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo |
107 |
T1503 |
|
Số phòng học mầm non |
108 |
T1504 |
|
Số giáo viên mầm non |
109 |
T1505 |
|
Số trẻ em mầm non |
110 |
T1506 |
1505 |
Số trường học các cấp |
111 |
T1507 |
|
Số lớp học phổ thông |
112 |
T1508 |
|
Số phòng học phổ thông |
113 |
T1509 |
|
Số giáo viên phổ thông |
114 |
T1510 |
|
Số học sinh phổ thông |
115 |
T1511 |
1501 |
Số học sinh phổ thông bình quân một giáo viên |
116 |
T1512 |
1502 |
Số học sinh phổ thông bình quân một lớp học |
117 |
T1513 |
1503 |
Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông |
118 |
T1514 |
1504 |
Tỷ lệ phòng học kiên cố |
16. Y tế và chăm sóc sức khỏe |
119 |
T1601 |
1601, 1602 |
Số bác sĩ, số giường bệnh trên 10.000 dân |
120 |
T1602 |
1604 |
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 01 tuổi |
121 |
T1603 |
1605 |
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 05 tuổi |
122 |
T1604 |
1606 |
Tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin |
123 |
T1605 |
1607 |
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng |
124 |
T1606 |
1608 |
Số ca hiện nhiễm HIV được phát hiện trên 100.000 dân |
125 |
T1607 |
1609 |
Số ca tử vong do HIV/AIDS được báo cáo hàng năm trên 100.000 dân |
17. Du lịch |
126 |
T1701 |
1703 |
Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành |
127 |
T1702 |
1706 |
Số lượt khách du lịch nội địa |
128 |
T1703 |
1709 |
Chi tiêu của khách du lịch nội địa |
18. Mức sống dân cư |
129 |
T1801 |
1801 |
Chỉ số phát triển con người (HDI) |
130 |
T1802 |
1802 |
Tỷ lệ nghèo đa chiều |
131 |
T1803 |
1803 |
Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều |
132 |
T1804 |
1804 |
Thu nhập bình quân đầu người 01 tháng |
133 |
T1805 |
1806 |
Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung |
134 |
T1806 |
1807 |
Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn |
135 |
T1807 |
1808 |
Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh |
136 |
T1808 |
1809 |
Tỷ lệ dân số sử dụng hố xí hợp vệ sinh |
19. Trật tự, an toàn xã hội |
137 |
T1901 |
1901 |
Số vụ tại nạn giao thông; số người chết, bị thương do tai nạn giao thông |
138 |
T1902 |
1902 |
Số vụ cháy, nổ; số người chết, bị thương và thiệt hại về tài sản do cháy, nổ gây ra |
139 |
T1903 |
1903 |
Số vụ sự cố, số vụ tai nạn, số người cứu được, số thi thể nạn nhân tìm được trong hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy |
20. Tư pháp |
140 |
T2001 |
2001 |
Số vụ án, số bị can đã khởi tố |
141 |
T2002 |
2002 |
Số vụ án, số bị can đã truy tố |
142 |
T2003 |
2003 |
Số vụ án, số bị cáo đã xét xử sơ thẩm |
143 |
T2004 |
2006 |
Số lượt người đã được trợ giúp pháp lý |
21. Bảo vệ môi trường |
144 |
T2101 |
2101 |
Diện tích rừng hiện có |
145 |
T2102 |
|
Diện tích rừng bị thiệt hại |
146 |
T2103 |
2102 |
Tỷ lệ che phủ rừng |
147 |
T2104 |
2103 |
Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại |
148 |
T2105 |
2104 |
Số khu và diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên |
149 |
T2106 |
2105 |
Diện tích đất bị thoái hoá |
150 |
T2107 |
2106 |
Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý |
151 |
T2108 |
2107 |
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý |
152 |
T2109 |
2108 |
Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường |
153 |
T2110 |
2109 |
Tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường |
154 |
T2111 |
2111 |
Tỷ lệ ngày trong năm có nồng độ bụi PM2,5 và bụi PM10 trong môi trường không khí vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép tại các đô thị từ loại IV trở lên |
Nội dung một số chỉ tiêu về đầu tư xây dựng và tài khoản quốc gia
04. Đầu tư và xây dựng
T0401. Số dự án và vốn đầu tư nước ngoài đăng ký
1. Khái niệm, phương pháp tính
Vốn đầu tư nước ngoài là tiền và tài sản khác của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Vốn đầu tư nước ngoài gồm vốn góp và vốn vay (hoặc vốn huy động).
a) Tổng vốn đầu tư đăng ký bao gồm: Vốn đầu tư đăng ký mới, vốn đầu tư điều chỉnh và số vốn góp, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
- Vốn đầu tư đăng ký mới là vốn đầu tư của các dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu trong kỳ.
- Vốn đầu tư điều chỉnh là vốn đầu tư tăng thêm hoặc giảm đi của các dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước đó.
- Số vốn góp, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
b) Số dự án đầu tư nước ngoài
- Số dự án đầu tư mới là số dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.
Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.
- Số lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư là số lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư nhằm thu hẹp hoặc mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường của các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước đó.
Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
- Số lượt góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là số lượt góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các tổ chức kinh tế hoặc mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
2. Phân tổ chủ yếu
- Quốc gia;
- Vùng lãnh thổ.
3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
T0402. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn là toàn bộ tiền vốn bỏ ra (chi tiêu) để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần trên địa bàn trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
Nội hàm của vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn gồm các nội dung sau:
a) Vốn đầu tư tạo ra tài sản cố định là chi phí làm tăng thêm giá trị tài sản cố định, gồm vốn đầu tư xây dựng mới nhà cửa, vật kiến trúc, mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn tài sản cố định (tức là những chi phí bằng tiền để tạo mới, mở rộng, xây dựng lại, khôi phục hoặc nâng cấp năng lực sản xuất của tài sản cố định của nền kinh tế). Toàn bộ chi phí cho việc thăm dò, khảo sát thiết kế và quy hoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu tư cũng như chi phí lắp đặt máy móc thiết bị cũng được tính vào khoản mục này.
b) Vốn đầu tư làm tăng tài sản lưu động là chi phí duy trì và phát triển sản xuất gồm vốn đầu tư mua nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản. Đây là khoản chênh lệch tồn kho của vốn lưu động được bổ sung trong kỳ nghiên cứu.
c) Vốn đầu tư thực hiện khác gồm tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm tăng năng lực phát triển của xã hội. Sự phát triển của xa hội ngoài yếu tố là tăng tài sản cố định, tài sản lưu động còn yếu tố tăng nguồn lực khác như: Nâng cao dân trí, tăng cường phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, hỗ trợ các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển khác như Chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình; Chương trình bảo vệ động vật quý hiếm; Chương trình phổ cập giáo dục, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; Chương trình xóa đói giảm nghèo,...
Trên phạm vi địa bàn, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn không bao gồm những khoản đầu tư có tính chất chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu giữa các cá nhân, hộ dân cư, các doanh nghiệp, tổ chức… nhưng không làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động trên địa bàn, như: chuyển nhượng đất đai, nhà ở, cửa hàng, thiết bị máy móc và các tài sản cố định khác đã qua sử dụng trên địa bàn.
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn được phân tổ theo nguồn vốn đầu tư; khoản mục đầu tư; loại hình kinh tế; ngành kinh tế.
- Chia theo nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn ngân sách Nhà nước là khoản chi của ngân sách nhà nước để chuẩn bị đầu tư, thực hiện và kết thúc đầu tư, hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để bố trí cho các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp hoặc không xã hội hóa được thuộc các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước gồm vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và vốn đầu tư từ ngân sách địa phương.
Ngoài Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thì còn bao gồm vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật (đầu tư công).
+ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ là nguồn vốn đầu tư được hình thành từ hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với các nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia.
Vốn ODA gồm ODA viện trợ không hoàn lại và ODA vốn vay.
Vốn vay ưu đãi là hình thức cung cấp vốn vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêu chuẩn của ODA vốn vay.
Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi do Chính phủ Việt Nam vay để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của nhà nước do ngân sách nhà nước cấp phát được tính là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phần vốn nước ngoài. Còn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ do Chính phủ vay về cho doanh nghiệp vay lại thì không được tổng hợp vào nguồn vốn ngân sách nhà nước.
+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là vốn đầu tư cho những dự án đầu tư mà chủ đầu tư có thể vay vốn hưởng lãi suất ưu đãi để đầu tư trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn của nhà nước, các vùng khó khăn nhà nước khuyến khích đầu tư bảo đảm có hiệu quả kinh tế - xã hội, có khả năng hoàn trả vốn vay.
Các dự án đầu tư được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là các dự án thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư ban hành kèm theo Nghị định hiện hành quy định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước.
+ Vốn vay gồm vay ngân hàng thương mại và vốn vay từ các nguồn khác. Đây là khoản tiền mà chủ đầu tư đi vay từ các tổ chức tín dụng trong nước (không kể tín dụng đầu tư của Nhà nước đã nêu ở trên), vay các ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức quốc tế và vay các tổ chức, cá nhân khác để đầu tư sản xuất kinh doanh.
+ Vốn tự có là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư được hình thành từ lợi nhuận, trích ra để đầu tư; từ tiền thanh lý tài sản, từ khấu hao tài sản cố định, từ các quỹ, huy động cổ phần, góp vốn liên doanh của các bên đối tác liên doanh,…
+ Vốn khác là nguồn vốn đóng góp tự nguyện, cho, biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, là nguồn vốn huy động ngoài các nguồn vốn trên.
- Chia theo khoản mục đầu tư:
Vốn đầu tư được chia thành: Đầu tư xây dựng cơ bản; mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản; sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định; bổ sung vốn lưu động bằng nguồn vốn tự có; đầu tư khác. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là tổng chi phí bằng tiền mà chủ đầu tư thuộc tất cả các loại hình kinh tế dùng cho việc xây mới, mở rộng, xây dựng lại các dự án/công trình như: Đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện, nhà xưởng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh,....
Tùy theo mục đích nghiên cứu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản có thể được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau. Cùng với những phân tổ theo ngành kinh tế, theo tỉnh, thành phố (theo địa bàn), thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn được phân theo yếu tố cấu thành với 3 nhóm chính:
+ Vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị (vốn xây lắp) là phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho việc xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị của công trình gồm chi phí xây dựng công trình, chi phí lắp đặt máy móc, thiết bị vào vị trí công trình, chi phí hoàn thiện công trình.
+ Vốn đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị (vốn thiết bị) là phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho việc mua sắm máy móc, thiết bị và các dụng cụ, khí cụ, gia súc đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định theo quy định hiện hành, gồm: giá trị thiết bị, máy móc, dụng cụ, khí cụ, gia súc được coi là tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bảo quản, gia công, kiểm tra máy móc, thiết bị và các dụng cụ, khí cụ trước khi đưa vào lắp đặt. Vốn thiết bị gồm cả giá trị mua sắm thiết bị máy móc cần lắp đặt và thiết bị máy móc không cần lắp đặt.
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác là phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản không thuộc vốn xây lắp và vốn thiết bị, gồm: Chi phí tư vấn, đầu tư khảo sát, thiết kế, chi quản lý, chi giải phóng mặt bằng, chi đào tạo lao động tiếp nhận và vận hành công trình, các khoản chi khác.
- Chia theo loại hình kinh tế, vốn đầu tư chia thành 3 loại hình kinh tế:
+ Vốn đầu tư cho khu vực kinh tế nhà nước;
+ Vốn đầu tư cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước;
+ Vốn đầu tư cho khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Chia theo ngành kinh tế: Vốn đầu tư được chia theo các ngành kinh tế trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC).
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ tháng phân tổ theo nguồn vốn ngân sách nhà nước.
b) Kỳ quý, năm phân tổ theo:
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Nguồn vốn đầu tư;
- Khoản mục đầu tư;
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra kinh tế.
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra vốn đầu tư thực hiện;
- Dữ liệu hành chính;
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Kho bạc Nhà nước tỉnh; Sở kế hoạch và Đầu tư.
0403. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn là tỷ lệ phần trăm giữa vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn của một thời kỳ xác định.
Công thức tính:
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn so với tổng sản phẩm
trên địa bàn (%) |
= |
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn
trong năm tính theo giá hiện hành |
× |
100 |
Tổng sản phẩm trên địa bàn cùng năm tính theo giá hiện hành |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn: Như nguồn số liệu chỉ tiêu “T0402. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn”;
- Tổng sản phẩn trên địa bàn: Như nguồn số liệu chỉ tiêu “T0501. Tổng sản phẩm trên địa bàn”.
T0404. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tăng thêm để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Hệ số ICOR thay đổi tuỳ theo thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư và hiệu quả sử dụng đồng vốn. Nếu hệ số ICOR thấp, chứng tỏ đầu tư có hiệu quả cao và ngược lại.
Công thức tính:
Trong đó:
ICOR : Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư;
V1 : Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn của năm nghiên cứu;
G1 : Tổng sản phẩm trên địa bàn của năm nghiên cứu;
G0 : Tổng sản phẩm trên địa bàn của năm trước năm nghiên cứu.
Các chỉ tiêu về vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn và tổng sản phẩm trên địa bàn để tính hệ số ICOR được tính theo giá so sánh.
2. Phân tổ chủ yếu
- Khu vực kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn: Như nguồn số liệu chỉ tiêu “T0402. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn”;
- Tổng sản phẩn trên địa bàn: Như nguồn số liệu chỉ tiêu “T0501. Tổng sản phẩm trên địa bàn”.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0405. Năng lực mới tăng chủ yếu trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Năng lực mới tăng chủ yếu trên địa bàn là kết quả của hoạt động đầu tư tạo ra từ việc xây mới nhà cửa, vật kiến trúc, đầu tư tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản và đầu tư cho sửa chữa tài sản cố định (mở rộng, khôi phục, nâng cấp năng lực sản xuất của tài sản cố định) biểu hiện dưới hình thái hiện vật là các công trình xây dựng, các phương tiện, thiết bị máy móc và các loại tài sản cố định khác dùng cho sản xuất được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng trong kỳ nghiên cứu.
Phương pháp tính:
Năng lực mới tăng là khả năng sản xuất hoặc phục vụ sản xuất tính theo thiết kế khi nghiệm thu bàn giao tài sản cố định đưa vào sử dụng. Đơn vị tính được tính theo đơn vị tính của năng lực thiết kế khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Trường hợp mở rộng, đổi mới thiết bị hoặc khôi phục từng phần của tài sản cố định (công trình, hạng mục công trình xây dựng, máy móc thiết bị,...) thì chỉ tính phần năng lực mới tăng thêm do đầu tư mới tạo ra (không được tính phần năng lực của công trình, hạng mục công trình cũ).
2. Phân tổ chủ yếu: Ngành đầu tư.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra kinh tế;
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra vốn đầu tư thực hiện;
- Điều tra hoạt động xây dựng.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Sở, ngành liên quan.
T0406. Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành là tổng diện tích căn hộ/nhà ở được xây dựng hoàn thành bàn giao trong kỳ (thường là một năm) được sử dụng cho mục đích ở và sinh hoạt của hộ gia đình hoặc cá nhân.
Phương pháp tính:
Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành gồm diện tích của các ngôi nhà được xây dựng mới trong năm và diện tích của các phòng được xây mới do mở rộng hoặc nâng tầng các nhà ở cũ hiện có.
a) Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Đối với căn hộ chung cư là tổng diện tích sàn xây dựng sử dụng để ở và sinh hoạt của hộ, không tính diện tích sử dụng chung cho các hộ trong nhà chung cư như: Diện tích cầu thang, đường đi, hành lang chung, nhà bếp, nhà vệ sinh sử dụng chung, phòng bảo vệ, phòng văn hóa,...
b) Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, gồm: Nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
Đối với nhà riêng lẻ (gồm cả nhà biệt thự) là tổng diện tích sàn xây dựng sử dụng để ở và sinh hoạt của hộ, gồm diện tích các phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng đọc sách, giải trí,... và diện tích hành lang, cầu thang, tiền sảnh ngôi nhà. Không tính diện tích của những ngôi nhà riêng lẻ không dùng cho mục đích để ở của hộ như: Nhà chăn nuôi, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà kho được xây dựng riêng ngoài ngôi nhà chính để ở.
- Đối với nhà ở một tầng là tổng diện tích phần nền nhà tính cả tường (phần có trần, mái che) của ngôi nhà đó; trường hợp có tường, khung cột chung thì chỉ tính 1/2 diện tích mặt bằng của tường, khung cột chung đó.
- Đối với nhà nhiều tầng là tổng diện tích (phần có trần, mái che) của các tầng; trường hợp có tường, khung cột chung ở các tầng, thì chỉ tính 1/2 diện tích mặt bằng của tường, khung cột chung đó.
- Phần sàn và gầm sàn nhà không được bao che và không được sử dụng để ở, thì không tính diện tích. Trường hợp phần gầm sàn nhà cao từ 2,1 mét trở lên, có bao che và được sử dụng để ở, thì được tính diện tích.
Quy ước:
- Nếu khu bếp và khu vệ sinh được xây dựng liền kề với ngôi nhà mà hộ đang ở (chung hoặc liền tường), thì tính diện tích của khu bếp và khu vệ sinh đó vào tổng diện tích của ngôi nhà của hộ.
- Nếu khu bếp và khu vệ sinh được xây dựng hoàn toàn tách rời (độc lập) với ngôi nhà mà hộ đang ở dù trong cùng một khuôn viên đất thì không tính diện tích của khu bếp và khu vệ sinh vào tổng diện tích của ngôi nhà của hộ.
- Đối với ngôi nhà/căn hộ có khu bếp và khu vệ sinh khép kín như hình vẽ trên thì diện tích của ngôi nhà/căn hộ được tính theo phạm vi trong đường nét đứt.
- Trường hợp ngôi nhà/căn hộ có gác xép bảo đảm chiều cao từ gác xép đến trần từ 2,1m trở lên và diện tích tối thiểu 4m2 thì phần gác xép này được tính vào tổng diện tích ở của ngôi nhà/căn hộ.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại nhà (nhà chung cư, nhà riêng lẻ).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra kinh tế;
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra hoạt động xây dựng.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0407. Số lượng nhà ở, tổng diện tích nhà ở hiện có và sử dụng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng nhà ở hiện có và sử dụng là tổng số căn hộ trong các nhà chung cư và những ngôi nhà ở riêng lẻ thực tế đang tồn tại trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.
Diện tích nhà ở hiện có và sử dụng là diện tích sàn xây dựng của nhà ở được sử dụng cho mục đích ở và sinh hoạt của hộ gia đình hoặc cá nhân dân cư, hiện đang được sử dụng tính đến thời điểm báo cáo.
Phương pháp tính:
- Phương pháp tính số lượng nhà ở hiện có và sử dụng:
+ Nguyên tắc tính số lượng nhà ở hiện có và sử dụng căn cứ vào mục đích sử dụng của ngôi nhà là dùng cho mục đích để ở của hộ gia đình hoặc cá nhân dân cư. Không tính các ngôi nhà dùng vào các mục đích khác không phải để ở như: Dùng cho mục đích kinh doanh, bệnh viện, trường học, nhà trọ, khách sạn và các ngôi nhà mà hộ gia đình dân cư dùng làm nhà kho, nhà chăn nuôi, nhà bếp, nhà tắm,…
+ Chỉ tính những ngôi nhà thực tế hiện có và đang sử dụng hoặc sẵn sàng cho mục đích để ở, không phân biệt thời gian sử dụng, loại nhà, hiện trạng mới cũ và hình thức sở hữu.
+ Cách tính là cộng toàn bộ những ngôi nhà hiện có tại thời điểm báo cáo của các loại nhà chung cư, nhà ở tập thể không phải chung cư, nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình và cá nhân dân cư.
- Phương pháp tính tổng diện tích nhà ở hiện có và sử dụng: Tổng diện tích sàn ngôi nhà/căn hộ được tính như sau:
+ Đối với căn hộ chung cư là tổng diện tích sử dụng cho mục đích để ở và sinh hoạt của hộ gia đình, không tính diện tích sử dụng chung như: Cầu thang hành lang chung, nhà bếp, nhà vệ sinh sử dụng chung, phòng bảo vệ, phòng văn hóa,...
+ Đối với nhà ở riêng lẻ là diện tích sàn xây dựng sử dụng cho mục đích để ở của hộ gia đình, cá nhân gồm diện tích các phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng đọc sách, giải trí,... và diện tích hành lang, cầu thang, tiền sảnh ngôi nhà; không tính diện tích của những ngôi nhà riêng lẻ không dùng cho mục đích để ở của hộ gia đình như: Nhà chăn nuôi, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà kho.
Phần sàn và gầm sàn nhà không được bao che và không được sử dụng để ở thì không tính diện tích. Trường hợp phần gầm sàn nhà cao từ 2,1m trở lên, có bao che và được sử dụng để ở thì được tính diện tích.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại nhà;
- Mức độ kiên cố xây dựng;
- Năm xây dựng;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Sở Xây dựng.
T0408. Diện tích nhà ở bình quân đầu người
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích nhà ở bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng số diện tích nhà ở của hộ dân cư cho tổng dân số.
Công thức tính:
Diện tích nhà ở bình quân đầu người (m2/người) |
= |
Tổng số diện tích nhà ở |
Tổng dân số |
Diện tích nhà ở là diện tích mà các thành viên của hộ sử dụng để ở, gồm diện tích các phòng để ăn, ngủ, tiếp khách, học tập, vui chơi và diện tích cải tạo mở rộng đủ điều kiện để ở. Không tính diện tích khu phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp), kho chứa, diện tích dùng cho kinh doanh.
2. Kỳ công bố: 2 năm.
3. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Sở Xây dựng.
T0409. Tổng diện tích nhà ở theo dự án hoàn thành trong năm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng diện tích nhà ở theo dự án hoàn thành trong năm là tổng diện tích sàn căn hộ, căn nhà đã hoàn thành xây dựng trong năm tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, gồm diện tích các căn hộ, căn nhà tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoàn thành xây dựng trong năm (bao gồm cả diện tích những căn hộ, căn nhà xây dựng lại sau khi phá dỡ nhà cũ đã hư hỏng).
Phương pháp tính:
- Đối với căn hộ chung cư:
Diện tích căn hộ chung cư được tính bằng tổng diện tích sử dụng cho mục đích để ở và sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; không tính diện tích sử dụng chung (như: cầu thang hành lang chung, nhà bếp và nhà vệ sinh sử dụng chung, phòng bảo vệ, phòng văn hóa,...).
- Đối với nhà ở riêng lẻ:
+ Diện tích nhà ở riêng lẻ được tính bằng diện tích sàn xây dựng để sử dụng cho mục đích để ở và sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân bao gồm diện tích các phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng đọc sách, giải trí,... và diện tích hành lang, cầu thang, tiền sảnh ngôi nhà; không tính diện tích của những công trình độc lập khác không dùng cho mục đích để ở của hộ gia đình (như: Nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà kho,...);
+ Đối với nhà ở một tầng thì ghi tổng diện tích phần nền nhà tính cả phần tường (phần có trần, mái che) của ngôi nhà đó; trường hợp có tường, khung, cột chung thì chỉ tính 1/2 diện tích mặt bằng của tường, khung cột chung đó;
+ Đối với nhà ở nhiều tầng thì ghi tổng diện tích phần nền nhà tính cả phần tường (phần có trần, mái che) của các tầng; trường hợp có tường, khung, cột chung ở các tầng thì chỉ tính 1/2 diện tích mặt bằng của tường, khung cột chung đó;
+ Trường hợp nhà ở có gác xép đảm bảo chiều cao từ gác xép đến trần từ 2,1m trở lên và diện tích tối thiểu 4m2 thì phần gác xép này được tính vào tổng diện tích ở của căn nhà.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại nhà (nhà chung cư/nhà ở riêng lẻ);
- Thành thị/nông thôn;
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Xây dựng.
T0410. Tổng số nhà ở và tổng diện tích nhà ở xã hội hoàn thành trong năm
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
- Tổng số nhà ở xã hội hoàn thành trong năm là tổng số căn hộ, nhà ở xã hội đã hoàn thành xây dựng trong năm.
- Tổng diện tích nhà ở xã hội hoàn thành trong năm là tổng diện tích căn hộ, nhà ở xã hội đã hoàn thành xây dựng trong năm (tính theo m2).
Phương pháp tính:
- Tổng số nhà ở xã hội hoàn thành trong năm được xác định bằng cộng toàn bộ số lượng các căn hộ, nhà ở xã hội đã được hoàn thành xây dựng trong năm bao gồm cả các căn hộ, nhà ở xã hội đã được xây dựng lại sau khi phá dỡ nhà ở cũ đã hư hỏng. Mỗi căn hộ, nhà ở xã hội đã hoàn thành xây dựng tại thời kỳ báo cáo được tính là một đơn vị;
- Tổng diện tích nhà ở xã hội hoàn thành trong năm (đơn vị tính m2) được xác định bằng cộng toàn bộ diện tích các căn hộ, nhà ở xã hội đã được hoàn thành xây dựng trong năm (bao gồm cả các căn hộ, nhà ở xã hội đã được xây dựng lại sau khi phá dỡ nhà ở cũ đã hư hỏng và diện tích mở rộng sau khi cải tạo nhà ở);
- Các nguyên tắc xác định diện tích nhà ở tương tự như nguyên tắc xác định tổng diện tích nhà ở theo dự án hoàn thành trong năm.
2. Phân tổ chủ yếu
- Theo loại nhà (nhà chung cư/nhà ở riêng lẻ);
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Xây dựng.
05. Tài khoản quốc gia
T0501. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng sản phẩm trên địa bàn là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa trong GRDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GRDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phương pháp tính: Theo phương pháp sản xuất:
a) Theo giá hiện hành
Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành, khu vực, loại hình kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm.
Công thức tính:
Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành (GRDP) |
= |
Tổng giá trị tăng thêm theo giá hiện hành |
+ |
Thuế
sản phẩm theo giá hiện hành |
- |
Trợ cấp
sản phẩm theo giá
hiện hành |
Trong đó:
Giá trị tăng thêm theo giá hiện hành |
= |
Giá trị sản xuất theo giá hiện hành |
- |
Chi phí trung gian theo giá hiện hành |
b) Theo giá so sánh
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh được tính gián tiếp (vì chỉ tiêu GRDP hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp).
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh được tính gián tiếp vì chỉ tiêu GRDP hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp.
Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh (GRDP) |
= |
Tổng giá trị tăng thêm theo giá so sánh |
+ |
Thuế sản phẩm theo giá so sánh |
- |
Trợ cấp
sản phẩm theo giá
so sánh |
Trong đó thuế nhập khẩu theo giá so sánh bằng thuế nhập khẩu theo giá hiện hành chia chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa năm hiện hành so với năm gốc so sánh.
Thuế giá trị gia tăng và các loại thuế sản phẩm khác theo giá so sánh bằng thuế giá trị gia tăng và các loại thuế sản phẩm khác theo giá hiện hành chia cho chỉ số giảm phát tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế.
Trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh bằng trợ cấp sản phẩm theo giá hiện hành chia cho chỉ số giảm phát tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế.
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ quý, 6 tháng: Ngành kinh tế.
b) Kỳ năm:
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Quý, 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra kinh tế;
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;
- Điều tra hoạt động thương mại và dịch vụ;
- Điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian;
- Điều tra đơn vị sự nghiệp và tổ chức vô vị lợi;
- Điều tra hoạt động xây dựng;
- Kết quả các cuộc điều tra thống kê trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê;
- Phối hợp: Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
T0502. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn là tỷ trọng giá trị tăng thêm được tạo ra của ngành/nhóm ngành, loại hình kinh tế, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm … so với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá hiện hành.
Tỷ trọng tổng sản phẩm trên địa bàn của một ngành (nhóm ngành), một loại hình kinh tế được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Ki : Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn;
Ii : Giá trị tăng thêm của ngành, nhóm ngành, loại hình kinh tế, mục đích sử dụng thứ i và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm;
GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo giá hiện hành.
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng: Ngành kinh tế.
b) Kỳ năm phân tổ theo:
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu “T0501. Tổng sản phẩm trên địa bàn”.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0503. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn quý, 6 tháng, 9 tháng, năm
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn là tỷ lệ phần trăm tăng/giảm của tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của kỳ báo cáo so với cùng kỳ năm trước.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá so sánh theo công thức sau:
Tốc độ tăng trưởng GRDP (%) |
= |
GRDPn1 |
× 100 |
- 100 |
GRDPn0 |
Trong đó:
GRDPn1 : GRDP theo giá so sánh của quý, 6 tháng, 9 tháng hoặc năm báo cáo;
GRDPn0 : GRDP theo giá so sánh của quý, 6 tháng, 9 tháng hoặc năm trước năm báo cáo.
b) Tốc độ tăng GRDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm)
Công thức tính:
Trong đó:
Gy : Tốc độ tăng GRDP bình quân năm thời kỳ; từ sau năm gốc so sánh đến năm thứ n;
GRDPn : GRDP theo giá so sánh năm cuối (năm thứ n) của thời kỳ nghiên cứu;
GRDP0 : GRDP theo giá so sánh năm gốc so sánh của thời kỳ nghiên cứu;
n : Số năm tính từ năm sau năm gốc so sánh cho đến năm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng: Ngành kinh tế.
b) Kỳ năm:
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu “T0501. Tổng sản phẩm trên địa bàn”.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0504. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng sản phẩm trên địa bàn trong năm cho dân số trung bình của địa bàn trong năm tương ứng. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người có thể tính theo giá hiện hành, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ; cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng.
Công thức tính:
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (VND/người ) |
= |
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong năm (tính bằng VND) |
Dân số trung bình trong cùng năm |
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người tính bằng ngoại tệ được tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái (hiện hành) và tỷ giá sức mua tương đương.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo USD hoặc sức mua tương đương) |
= |
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong năm (tính bằng VND) |
Tỷ giá hối đoái VND/USD hoặc tỷ giá sức mua tương đương bình quân năm |
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (theo USD hoặc sức mua tương đương) |
= |
Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo USD hoặc sức mua tương đương) |
Dân số trung bình trong cùng năm |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu “T0501. Tổng sản phẩm trên địa bàn”.
- Dân số trung bình: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu “T0102. Dân số, mật độ dân số”;
- Tỷ giá của Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) do Tổng cục Thống kê công bố căn cứ vào báo cáo của Ngân hàng nhà nước; tỷ giá sức mua tương đương do Tổng cục Thống kê tính toán căn cứ vào số liệu công bố của Tổ chức Ngân hàng thế giới.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0505. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của dịch vụ logistics trong tổng sản phẩm trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của dịch vụ logistics trong tổng sản phẩm trên địa bàn là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị tăng thêm được tạo ra của dịch vụ logistics so với tổng sản phẩm trên địa bàn trong thời kỳ nhất định.
Công thức tính:
Ilogistics(%) |
= |
VAlogistics |
× 100 |
GRDP |
Trong đó:
Ilogistics: Tỷ trọng giá trị tăng thêm của dịch vụ logistics trong tổng sản phẩm trên địa bàn;
VAlogistics: Giá trị tăng thêm của dịch vụ logistics;
GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra kinh tế;
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể;
- Kết quả các cuộc điều tra thống kê trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Cục Thống kê, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải.
T0506. Chi phí logistics so với tổng sản phẩm trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chi phí logistics bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa, bốc xếp, làm thủ tục thông quan, đóng gói, quét mã vạch, quản lý kho hàng, phân phối sản phẩm, quản lý tồn kho, xúc tiến bán hàng,….
Chi phí logistics so với tổng sản phẩm trên địa bàn là tỷ lệ phần trăm giữa chi phí logistics so với tổng sản phẩm trên địa bàn trong kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Chi phí logistics so với tổng sản phẩm trên địa bàn |
= |
Chi phí logistics |
× 100 |
Tổng sản phẩm trên địa bàn |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra kinh tế;
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể;
- Kết quả các cuộc điều tra thống kê trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Cục Thống kê, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải.
T0507. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trên địa bàn là tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị tăng thêm do kinh tế số tạo ra so với tổng sản phẩm trên địa bàn trong kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trên địa bàn
(%) |
= |
Giá trị tăng thêm của kinh tế số |
× 100 |
Tổng sản phẩm trên địa bàn
|
Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Kinh tế số bao gồm:
- Kinh tế số ICT là hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông và hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông.
- Kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số; các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung, cầu và các dịch vụ trực tuyết trên mạng.
- Kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình kinh tế;
- Ngành kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra kinh tế;
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể;
- Kết quả các cuộc điều tra thống kê trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Cục Thống kê, Sở Thông tin và Truyền thông.