Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Thứ năm - 02/01/2025 16:51
Nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 19/12/2024;
Nội dung cụ thể như sau: 1. Kế hoạch thực hiện a) Dự án đầu tư công - Căn cứ mức vốn được giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giaiđoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônvà các địa phương, tổ chức thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 -2025 và 2026 - 2030 của Quy hoạch. - Tiến độ, quy mô đầu tư các dự án ưu tiên trong Kế hoạch là dự kiến, tiếnđộ, quy mô cụ thể sẽ được xác định và phê duyệt trong giai đoạn chuẩn bị đầutư, thực hiện đầu tư của các dự án. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án đã xác định nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; các dựán dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030 từ nguồn vốn đầu tư công, trong đó, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án thực hiện theo đúng quy định của pháp luậtvề đầu tư công; ưu tiên thực hiện các dự án giai đoạn trước còn dở dang, chưađồng bộ để phát huy hiệu quả, cụ thể: + Đối với dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu bảo tồn biển, thứ tự ưu tiên đầu tư được xác định như sau: (1) đầu tư tại các khu bảo tồn biển được “chuyển tiếp” tại Quy hoạch; (2) đầu tư tại các khu bảo tồn biển cấp Quốc gia thành lập mới theo Quy hoạch; (3) đầu tư tại các khu bảo tồn biển cấp tỉnh thành lập mới theo Quy hoạch. Ảnh về Khu bảo tồn biển + Đối với các dự án đầu tư hình thành khu cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ở biển, thứ tự ưu tiên đầu tư được xác định như sau: (1) đầu tư tại khu vực ở vùng biển ven bờ nhằm ngăn chặn hoạt động của các tàu lưới kéo; (2)đầu tư tại các khu vực còn lại theo Quy hoạch. + Đối với các dự án đầu tư thực hiện nội dung quy hoạch về khai thác thủy sản thời kỳ 2021 - 2030: Thực hiện theo quy định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Trường hợp cần thiết đầu tư sớm để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động bố trí được đầy đủ các nguồn lực để thực hiện, cơ quan được giao chủ trì thực hiện dự án đề xuất với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận cho đầu tư giai đoạn sớm hơn so với kế hoạch. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chịu trách nhiệm xem xét việc thực hiện các dự án, nhất là các dự án ưu tiên bảo đảm hiệu quả, khả thi theo đúng quy định và không để xảy ra thất thoát, lãng phí (danhmục các dự án ưu tiên chi tiết tại Phụ lục kèm theo). b) Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công - Đối với các dự án đầu tư hình thành khu cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ở biển giai đoạn 2021 - 2025, đầu tư tại khu vực biển miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển năm 2016. - Các dự án thực hiện nội dung quy hoạch về khai thác thủy sản thời kỳ 2021 - 2030: Thực hiện theo quy định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. c) Kế hoạch sử dụng đất, mặt nước - Nhu cầu sử dụng mặt nước đến năm 2030 đã được xác định tại khoản 3, mục III, Điều 1 và các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI ban hành kèm theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với các bộ, ngành rà soát nhu cầu sử dụng đất phục vụ công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, phân kỳ đầu tư phù hợp với tiêu chí sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng quy định. d) Xác định các nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực để thực hiện quy hoạch - Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thành lập, đầu tư và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển, khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thuỷ sản ở biển; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; giải quyết các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. - Bố trí nguồn nhân lực bảo đảm thực hiện Quy hoạch và tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả sản phẩm đầu tư công theo Kế hoạch. - Nguồn lực thực hiện quy hoạch được huy động, bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (nguồn chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển), vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp phác khác theo quy định pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan. (chi tiết tại Phụ lục kèm theo). - Huy động các nguồn xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư, quản lý khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản; xây dựng kết cấu hạ tầng, hệ thống thông tin nghề cá; chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. đ) Hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch - Rà soát bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hoá, dịch vụ sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ có liên quan đến lĩnh vực thuỷ sản và các quy hoạch không còn phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật. - Thông báo công khai danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch hết hiệu lực theo quy định tại Điều 59 của Luật Quy hoạch (nếu có). - Lập danh mục các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có liên quan đến lĩnh vực thuỷ sản hết hiệu lực. 2. Chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch a) Thu hút đầu tư phát triển theo quy hoạch đã được phê duyệt - Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hạ tầng, phát triển các khu bảo tồn biển, các khu cư trú nhân tạo cho loài thủy sản ở biển,... đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hỗ trợ nhà đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư; hỗ trợ các nhà đầu tư tiếp cận các chính sách hỗ trợ đầu tư theo các chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành. - Các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, đầu tư xây dựng các khu bảo tồn biển, các khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản ở biển... được hưởng các ưu đãi về đầu tư và tài chính theo các quy định hiện hành. b) Phát triển nguồn nhân lực - Đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung nguồn nhân lực cho cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản từ cấp trung ương đến địa phương trong lĩnh vực bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. - Đầu tư, nâng cao năng lực về nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn sâu trong lĩnh vực bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản cho các viện nghiên cứu, trường đào tạo và các tổ chức, đơn vị có liên quan. - Đào tạo, nâng cao năng lực cho ngư dân, phát triển nguồn nhân lực tham gia khai thác thủy sản có trách nhiệm tại các địa phương ven biển.
c) Phát triển khoa học và công nghệ - Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật cho việc đầu tư hình thành mới hoặc điều chỉnh diện tích khu bảo tồn biển; khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản ở biển. - Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về các nghề khai thác thủy sản làm cơ sở để chuyển đổi các nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản. - Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản đặc hữu; loài thủy sản có giá trị kinh tế và các hệ sinh thái biển đặc thù. - Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý các hoạt động bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. - Tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu số, bản đồ số các hoạt động bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. d) Bảo đảm an sinh xã hội - Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù đối với người dân trong việc chuyển đổi nghề khai thác thủy sản; người dân bị ảnh hưởng khi điều chỉnh ranh giới, diện tích, thành lập mới khu bảo tồn biển; hỗ trợ ngư dân khi gặp rủi ro trên biển. - Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia vào các hoạt động góp phần đảm bảo an sinh xã hội đối với lĩnh vực bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. đ) Bảo vệ môi trường - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển, đầu tư hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ở biển; các dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích và thành lập mới các khu bảo tồn biển, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. - Giám sát, dự báo môi trường sống của các loài thủy sản; kịp thời phát hiện, xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường trên các thủy vực vùng nội địa và vùng biển. e) Bảo đảm nguồn lực tài chính - Cân đối nguồn tài chính phù hợp theo quy định pháp luật để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư theo quy hoạch. Thường xuyên rà soát, đánh giá thực tế nhu cầu để đề xuất, điều chỉnh hợp lý, đảm bảo đầu tư tập trung, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với khả năng bố trí nguồn lực. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ trong việc cân đối, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét việc bố trí, sử dụng ngân sách hàng năm để thực hiện các nội dung theo Quy hoạch theo quy định pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương và cơ quan liên quan vận động, thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách để tham gia đầu tư các dự án ưu tiên theo Quy hoạch được duyệt. - Tăng cường trao đổi với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ cho các chương trình phát triển bền vững trong bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. g) Bảo đảm quốc phòng, an ninh Các dự án thuộc Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh không ảnh hưởng đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; ưu tiên triển khai tại các đảo, quần đảo có vị trí chiến lược, quan trọng; đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo tổ đội sản xuất trên biển kết hợp với mô hình dân quân tự vệ trên biển, tăng cường tuyên truyền, giáo dục về chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản cho các doanh nghiệp và người dân, bảo đảm việc khai thác thuỷ sản trên biển gắn bảo vệ chủ truyền biển đảo, bảo đảm nguồn lực tài chính đầu tư trong thời kỳ quy hoạch. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính liên thông trong lĩnh vực Đầu tư tại Việt Nam thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư