Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Lê Hoàng Nghi, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: trong tháng 10/2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và phát triển, đạt được những kết quả nổi bật đó là: - Sản xuất nông, lâm và thủy sản duy trì mức tăng trưởng ổn định so với cùng kỳ. Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng 10 tháng đạt 6.855,1 ha, đạt 99,6% so kế hoạch. Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng so với cùng kỳ. Công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, trồng rừng gỗ lớn được tích cực triển khai. Sản lượng khai thác thủy sản 10 tháng tăng 2,6% so với cùng kỳ. - Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Chỉ số sản xuất toàn ngành (IIP) tăng 9,57% so cùng kỳ; luỹ kế 10 tháng, chỉ số IIP tăng 9,67%. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5% so cùng kỳ; luỹ kế 10 tháng tăng 13,5%. - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 161,6 triệu USD, giảm 3,1% so cùng kỳ; Lũy kế 10 tháng đạt 1.770 triệu USD, tăng 9,4% so cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu đạt 1.398,5 triệu USD, tăng 11,1%. - Hàng hoá thông qua cảng biển đạt 1.170 nghìn tấn, giảm 5,2% so cùng kỳ. Tính chung 10 tháng, đạt 12.165,5 nghìn TTQ, tăng 18,6% so với cùng kỳ. - Tính đến cuối tháng 10, tổng lượng khách du lịch đến tỉnh khoảng 8,4 triệu lượt, tăng 83,9% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch tăng 58,2% so với cùng kỳ. Tỉnh đã và đang đẩy mạnh quảng bá xúc tiến để đưa Bình Định là địa phương đón khách du lịch MICE của khu vực miền Trung và cả nước, trong 10 tháng năm 2024 tỉnh Bình Định đã tổ chức hơn 249 hội nghị, hội thảo thu hút gần 54.145 lượt khách. - Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,54% so với tháng trước và tăng 2,5% so với cùng kỳ; bình quân 10 tháng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,73% so cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đến ngày 31/10/2024 là 12.346,5tỷ đồng, đạt 82,3% dự toán năm và tăng 29,3% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa (trừ tiền sử dụng đất; xổ số kiến thiết; thu cổ tức, lợi nhuận được chia và lợi nhuận còn lại) là 5.768,8 tỷ đồng, đạt 72,1% dự toán năm, tăng 5,6% so cùng kỳ. Riêng thu tiền sử dụng đất toàn tỉnh là 5.634 tỷ đồng (trong đó: Ngân sách tỉnh là 2.446 tỷ đồng; Ngân sách cấp huyện là 3.188 tỷ đồng) đạt 92,2% dự toán năm, tăng 64,8% so với cùng kỳ. - Giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh quản lý đến ngày 31/10/2024 là 6.154,3 tỷ đồng, đạt 78,24% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (trong đó: Vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu là 73,29%; Nguồn tăng thu năm 2022 là 78,4%; Vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia là 65,41%; Vốn nước ngoài (ODA) là 92,83%). So với cùng kỳ, tỷ lệ giải ngân cao hơn 0,97%. - Các hoạt động văn hóa – xã hội; công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hoạt động hiệu quả được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định...
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao:
1. Tập trung công tác chỉ đạo, điều hành sâu sát, quyết liệt, đột phá, ưu tiên tối đa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh; quyết tâm, nỗ lực, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đề ra.
2. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thể hiện trách nhiệm nêu gương, vai trò dẫn dắt, năng động, sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024 với tinh thần “5 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ 3 thời gian, rõ kết quả” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao tính chủ động, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong chỉ đạo, điều hành xử lý công việc. Tích cực đề ra và thực hiện các nhiệm vụ công việc lớn, phục vụ sự phát triển chung của địa phương.
3. Triển khai kịp thời, hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó, rà soát khẩn trương triển khai ngay các chương trình, kế hoạch, đề án trọng tâm và các công trình, dự án lớn đã được phê duyệt.
4. Quyết liệt các giải pháp thu ngân sách nhà nước, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch do HĐND tỉnh giao, trong đó tập trung thực hiện công tác thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các tháng còn lại năm 2024
- Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong những tháng cuối năm 2024, xác định đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch đề ra giao. - Thúc đẩy phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội,...; bảo đảm an toàn và tiến độ thi công công trình trong mùa thiên tai, mưa lũ cuối năm.
5. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư, dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Chú trọng giải quyết vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục đất đai, xây dựng... để đẩy nhanh triển khai dự án; theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, nhất là các công trình, dự án dự kiến đưa vào hoạt động năm 2024.
6. Triển khai công tác chuẩn bị hàng hóa, phục vụ dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán năm 2025. Chủ động, nắm chắc tình hình thị trường, cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường, nhất là đối với hàng hóa thiết yếu, bảo đảm nguồn cung vào dịp cuối năm và dịp Tết; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Triển khai công tác chuẩn bị các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thực hiện biểu tượng linh vật phục vụ Tết.
7. Tập trung triển khai Phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024, giảm thiểu thấp nhất các thiệt hại do thiên tai, bão lũ xảy ra. Bên cạnh, phải có phương án tích nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân sắp đến; đồng thời, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp các tháng còn lại năm 2024.
8. Tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, tập trung vào chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; tăng cường ứng dụng công nghệ số; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phong 4 trào khởi nghiệp, sáng tạo. Tập trung triển khai hiệu quả Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh.
9. Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 06 và công tác cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; tập trung cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên cơ sở liên thông điện tử, tái sử dụng dữ liệu để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến liên thông toàn trình. Tăng cường chia sẻ cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý theo thời gian thực để khai thác, phân tích phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
10. Tập trung xây dựng hệ thống bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Phòng, chống tiêu cực, lãng phí. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tích cực đề ra và thực hiện các nhiệm vụ công việc lớn, phục vụ sự phát triển chung của đơn vị, địa phương. Tập trung nâng cao đạo đức công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính; phòng, chống “chạy chức, chạy quyền”; làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, sử dụng cán bộ, công chức.
11. Tăng cường thực hiện đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự - an toàn xã hội, giữ vững vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, an toàn giao thông...
2. Các sở, ban, ngành liên quan căn cứ Chương trình làm việc của các Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy giai đoạn 2020-2025, để chủ động xây dựng Kế hoạch tổng kết thực hiện từng Chương trình. Đồng thời, chủ động đăng ký UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá việc triển khai một số nội dung: An toàn giao thông, chống lấn chiếm đất đai, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, môi trường, xây dựng, đất đai,…
Đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Sở ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố.