1. Về sản xuất nông, lâm, thủy sản, quản lý tài nguyên và môi trường
- Về trồng trọt: Hoạt động trồng trọt trong tháng tập trung chủ yếu triển khai thực hiện sản xuất vụ Mùa; trong đó, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, bố trí cơ cấu giống phù hợp; thực hiện tốt công tác điều tra, dự báo chính xác, kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Mùa năm 2024 đạt 16.476,3 ha, tăng 3,7% (+584,1 ha) so vụ Mùa năm 2023; trong đó, diện tích cây lúa đạt 4.520,3 ha, tăng 4,4% (+190,3 ha); diện tích cây trồng cạn đạt 11.956 ha, tăng 3,4% (+393,8 ha) so với cùng kỳ.
Về cây trồng cạn năm 2024, tính đến cuối tháng 10 toàn tỉnh đã gieo trồng được: Cây ngô đạt 8.720,7 ha, tăng 0,5% (+46,9 ha); lạc đạt 11.817,2 ha, tăng 7,5% (+829,2 ha); rau các loại đạt 15.874,5 ha, giảm 3,7% (-611,9 ha); đậu các loại đạt 2.009,5 ha, tăng 6,5% (+122,5 ha) so với cùng kỳ.
Tính đến cuối tháng 10, đã thu hoạch 1.108 ha diện tích lúa vụ Mùa, tăng 18,1% (+170 ha) so với cùng kỳ; năng suất thu hoạch đạt 47,3 tạ/ha, tăng 1,7% (+0,8 tạ/ha) so với cùng kỳ; sản lượng thu hoạch đạt 5.240,8 tấn, tăng 20,2% (+879,1 tấn) so với cùng kỳ.
Về tình hình sâu bệnh: Tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại cục bộ, tỷ lệ hại thấp. Nhờ thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính dự báo chính xác, kịp thời phối hợp tổ chức phòng kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
Về thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng: 10 tháng năm 2024 đạt 7.245 ha (vụ Đông Xuân 2.899 ha, vụ Hè Thu 3.575 ha, vụ Mùa 772 ha), đạt 105,3% kế hoạch, tăng 420 ha so cùng kỳ (tăng 6,2%); trong đó, diện tích chuyển đổi mới là 257 ha; cụ thể:
+ Chuyển đổi trên đất lúa 4.987 ha, chuyển đổi sang các cây trồng như cây ngô 739 ha, cây lạc 1.702 ha, cây mè 522 ha, đậu đỗ 23 ha, rau màu 1.510 ha, cỏ chăn nuôi 490 ha.
+ Chuyển đổi trên đất trồng mía 72 ha, cây trồng chuyển đổi là cây ngô 17 ha, cây lạc 25 ha, cây mè 20 ha, đậu đỗ 1 ha, rau màu 8 ha, cỏ chăn nuôi 2 ha.
+ Chuyển đổi trên đất trồng sắn 2.186 ha; chuyển đổi sang các cây trồng như: cây ngô 124 ha, cây lạc 1.589 ha, mè 315 ha, đậu đỗ 15 ha, rau màu 134 ha, cỏ chăn nuôi 9 ha.
- Thực hiện chuyển đổi sản xuất từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa/năm đạt 5.600 ha, đạt 298% kế hoạch, tăng 186 ha so cùng kỳ, tập trung ở các huyện Phù Cát 2.418 ha, thị xã Hoài Nhơn 1.355 ha, Phù Mỹ 481 ha, Vĩnh Thạnh 346 ha; trong đó, thực hiện chuyển đổi mới là 12 ha.
- Về chăn nuôi: Công tác quản lý kiểm soát chăn nuôi, phát triển tái đàn gắn với phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh luôn được tăng cường và phát huy hiệu quả. Giá các sản phẩm chăn nuôi tiếp tục ổn định, giá lợn hơi được duy trì ở mức cao. Hoạt động tái đàn đang được tích cực đẩy mạnh để phục vụ nhu cầu tiêu thụ các tháng cuối năm.
Tổng đàn vật nuôi kỳ tháng 10/2024: Đàn bò đạt 308.613 con, tăng 1,5% so với cùng kỳ; đàn lợn (không tính lợn con theo mẹ) đạt 695.743 con, tăng 2,4% so với cùng kỳ; đàn gia cầm đạt 10.059 nghìn con, tăng 1,8% so với cùng kỳ; trong đó đàn gà đạt 8.447 nghìn con, tăng 1,7% so với cùng kỳ.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng và sản phẩm chăn nuôi 10 tháng năm 2024: Thịt trâu hơi đạt 1.210 tấn, giảm 10,1% (-136 tấn) so cùng kỳ; thịt bò hơi đạt 31.668 tấn, tăng 1,5% (+464,2 tấn); sản lượng sữa đạt 9.424,7 tấn, tăng 0,5% (+43,7 tấn); thịt lợn hơi đạt 119.454 tấn, tăng 5,6% (+6.288,6 tấn); thịt gia cầm hơi đạt 24.159 tấn, tăng 3,9% (+910,6 tấn); trong đó, sản lượng gà hơi đạt 20.855,6 tấn, tăng 5,6% (+1.107,7 tấn).
Về công tác thú y: Các địa phương đã triển khai tiêm phòng vaccine phòng bệnh gia súc, gia cầm: Cúm gia cầm đợt 2/2024 (Lũy kế tiêm được 7.996.894 con, đạt 97,5% tổng đàn diện tiêm); Viêm da nổi cục trâu bò (Lũy kế: 104.236 con); Lở mồm long móng đợt 2 năm 2024 (Lũy kế: 137.309 con). Đồng đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn kỹ thuật liên quan công tác xử lý dịch bệnh, tiêm phòng, nhất là các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi trong mùa mưa bão.
- Về lâm nghiệp: Tiếp tục thực hiện khoán bảo vệ rừng chuyển tiếp 120.437,48 ha. Khoán mới bảo vệ rừng đạt 8.858,82 ha/9.063,52 ha. Trong tháng, đã trồng được 793,16 ha; lũy kế từ đầu năm đến nay đã trồng được 3.478 ha rừng. Sản xuất cây giống được hơn 10,8 triệu cây giống các loại; luỹ kế từ đầu năm đến nay, đã sản xuất được hơn 179,3 triệu cây giống các loại. Khai thác rừng trồng được 2.054,22 ha, sản lượng 115.036 m3 gỗ; lũy kế từ đầu năm đến nay, đã khai thác được 9.391,71 ha, sản lượng 1.093.368 m3 gỗ.
Kết quả thực hiện trồng, chuyển hóa rừng cây gỗ lớn và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC: Đến nay, diện tích trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh là 9.882 ha; diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC là 12.175,90 ha.
Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Trong tháng, đã tham mưu ban hành 03 quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với diện tích 29,59 ha (rừng phòng hộ 2,5 ha, rừng sản xuất 27,09 ha); luỹ kế từ đầu năm đến nay, đã tham mưu ban hành 44 quyết định với diện tích 271,65 ha (rừng phòng hộ 25,34 ha; rừng sản xuất 246,31 ha).
Công tác tuần tra, kiểm tra rừng và chốt chặn bảo vệ rừng tại các địa bàn trọng yếu. Kết quả trong tháng đã phát hiện và lập biên bản 08 vụ vi phạm phá rừng trái pháp luật với diện tích thiệt hại 18.922 m2, gồm: Hoài Nhơn 07 vụ, diện tích 14.169 m2, An Lão 01 vụ, diện tích 4.753 m2; lũy kế từ đầu năm đến nay, phát hiện và lập biên bản 34 vụ vi phạm; diện tích thiệt hại 173.713 m2 và 48 cây sao đen. Khai thác rừng trái pháp luật: Trong tháng không xảy ra vi phạm; lũy kế từ đầu năm đến nay, phát hiện và lập biên bản 06 vụ tại Vĩnh Thạnh, khối lượng 75,376 m3 gỗ. Mua, bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái pháp luật: Trong tháng, phát hiện và lập biên bản 13 vụ vô chủ; tạm giữ 8,359 m3 gỗ các loại, 01 chiếc xe ô tô và 08 chiếc xe máy; lũy kế từ đầu năm đến nay, phát hiện và lập biên bản 79 vụ, trong đó: 20 vụ vận chuyển, 01 vụ tàng trữ, 01 vụ hồ sơ và 57 vụ vô chủ. Phá bỏ cây trồng trên đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm trái pháp luật: Trong tháng, các địa phương tổ chức phá bỏ cây trồng trên đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm trái pháp luật với diện tích 9,05 ha; từ đầu năm đến nay, đã tổ chức phá bỏ cây trồng trên đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm trái pháp luật với diện tích 73,856 ha (An lão 53,16 ha, Vĩnh Thạnh 13,676 ha, Phù Cát 4,27 ha, Vân Canh 2,75 ha).
Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: Trong tháng, không xảy ra cháy rừng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, xảy ra 02 vụ cháy rừng trồng và thực bì sau khai thác rừng trồng, diện tích 10,45 ha (Tuy Phước 10,0 ha, Phù Cát 0,58 ha).
- Về thuỷ sản: Tình hình thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản, giá cả sản phẩm thủy sản ổn định nên ngư dân tích cực bám biển sản xuất. Tổng số tàu hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh vẫn duy trì ở mức khoảng 4.351 tàu cá; trong đó: Khai thác gần bờ khoảng 2.560 tàu, khai thác xa bờ 1.791 tàu. Sản lượng khai thác thủy sản 10 tháng năm 2024 ước đạt 240,782 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ; trong đó, cá ngừ đại dương ước đạt 12.425,4 tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 13.404,7 tấn, tăng 3,6% (+463,9 tấn), riêng tôm thẻ chân trắng ước đạt 8.780,6 tấn, tăng 1,2% (+105,6 tấn).
Công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các khu vực trọng điểm vẫn được duy trì thường xuyên, liên tục, hiệu quả. Tiếp tục tập trung thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ, khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo theo quy định (IUU); từ đầu năm đến nay đã xử phạt 103 trường hợp vi phạm khai thác IUU.
Công tác hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản ở vùng biển xa theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục được triển khai; từ đầu năm đến nay, đã tiếp nhận 11.242 hồ sơ, trong đó: 9.077 hồ sơ nhiên liệu, 2.165 hồ sơ bảo hiểm; tổ chức thẩm định đợt 03 năm 2024 với 1.719 hồ sơ (nhiên liệu: 1.200 hồ sơ, bảo hiểm: 519 hồ sơ) và 16 hồ sơ nhiên liệu còn lại năm 2023; UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ 07 đợt cho 5.982 hồ sơ với số tiền 498.257,7 triệu đồng.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục triển khai có hiệu quả. Các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện các tiêu chí ở các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024, củng cố và nâng cao chất lượng các xã đã được công nhận đạt chuẩn trên địa bàn. Tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh có 91/113 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 80,5%); có 24/91 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt tỷ lệ 26,4%); 01/91 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đạt tỷ lệ 1,1%); có 06/11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, đạt tỷ lệ 54,5%. Huyện Phù Mỹ đang hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tổ chức thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận.
- Công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường: Trong tháng đã giao đất 01 trường hợp, diện tích 0,97 ha; cho thuê đất: 08 trường hợp, diện tích 64,14 ha; thu hồi đất: 01 trường hợp, diện tích 0,44 ha; giao đất khu dân cư: 07 trường hợp, diện tích 12,33 ha. Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trình UBND tỉnh để phê duyệt 11 phương án với tổng kinh phí phê duyệt 3,918 tỷ đồng; xây dựng giá đất ở cụ thể tái định cư, giá đất ở theo giá thị trường để thu tiền sử dụng đất và xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất để phục vụ bồi thường GPMB của 01 công trình dự án.
UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ phương án xử lý vấn đề môi trường trên địa bàn tỉnh, nhất là trong vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý rác, chất thải, nước thải cả trong sản xuất và sinh hoạt. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trên lĩnh vực khoáng sản, thống kê kiểm kê trữ lượng khoáng sản được tiếp tục tăng cường. Qua đó, đã kịp thời chấn chỉnh một số tồn tại của các doanh nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm. Hoàn thành kiểm tra các mỏ đá khai thác đá làm vật liệu xây dựng và công tác xử lý vi phạm hành chính theo kết quả kiểm tra của Tổ kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động khai thác mỏ vật liệu phục vụ thi công Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
2. Về sản xuất công nghiệp, xây dựng
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 tăng 9,57% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP tăng 9,67% so với cùng kỳ, trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 10,11%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 2,95%; cung cấp nước quản lý và xử lý rác thải nước thải tăng 14,82%; công nghiệp khai khoáng tăng 13,83%.
Nhìn chung, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng trưởng khá cao so cùng kỳ do hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển khởi sắc; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ký kết nhiều đơn hàng hơn và có nhiều dự án mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số sản phẩm vẫn giữ tốc độ tăng trưởng dương so cùng kỳ như: Sản phẩm in khác (+43,9%); Ống bằng sắt thép có nối khác (+29,49%); Bao và túi từ plastic khác (+22,04%); Bàn nhựa giả mây (+21,75%); Các loại mền chăn, nệm, đệm, nệm ghế, nệm gối (+19,37%); Cấu kiện thép và cột làm bằng sắt, thép (+18,83%); Ghế nhựa giả mây (+17,55%)... Ngược lại, một số ngành khác giảm so với cùng kỳ do tiêu thụ chậm, khó khăn về nguồn nguyên liệu như: Quặng inmenit và tinh quặng inmenit (-33,77%); Bộ com-lê, quần áo đồng bộ (-9,93%); Bia đóng chai (- 3,17%); Phân khoáng hoặc phân hoá học NPK (-1,88%).
Tình hình sản xuất ở một số ngành chủ yếu của tỉnh:
+ Ngành chế biến thực phẩm tăng 9,16%, tác động chính từ sản phẩm sữa tăng 73,39% do mở rộng nhà máy sữa Bình Định đi vào hoạt động từ tháng 10/2023. Ngoài ra, thức ăn gia súc tăng 10,81%, thức ăn gia cầm tăng 4,94% do một số doanh nghiệp thành lập mới đi vào hoạt động như công ty Birgfeed, công ty Fago. Ngược lại, nhóm sản phẩm thủy sản chưa có sự hồi phục: Phi lê cá giảm 9,8%, tôm đông lạnh giảm 20,02%.
+ Nhóm ngành sản xuất trang phục tăng 6,63%. Ngành này có xu hướng tăng chậm lại trong tháng 9 và 10/2024 do khách hàng thay đổi thiết kế một số chủng loại sản phẩm nên kéo dài thời gian hoàn thành sản phẩm từ 1,5 đến 2 tháng. Sản xuất sản phẩm quần áo lót tăng 24,47%; áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy tăng 11,43%; quần tất, bít tất tăng 6,03%.
+ Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 16,84% chủ yếu do sản phẩm gạch ốp lát tăng rất mạnh, tăng 1.210,88%. Các sản phẩm khác cũng đạt tốc độ tăng trưởng tốt như: Gạch không nung tăng 7,57%; bê tông tươi tăng 11,12%.
+ Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng cao 40,3%. Trong đó, tăng cao nhất là sản phẩm tấm lợp kim loại tăng 111,38%, đà tăng trưởng trên chủ yếu do 13 nhu cầu tiêu thụ đang hồi phục trở lại, nhất là thị trường xuất khẩu tăng trưởng mạnh, do đó doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất để giảm tồn kho nguyên liệu. Ngoài ra, do sản lượng tấm lợp kim loại 10 tháng năm 2023 đạt mức thấp, góp phần đẩy tốc độ tăng cao so với cùng kỳ.
+ Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 8,04% so cùng kỳ, đây là một trong những ngành phục hồi tốt sau giai đoạn khó khăn của năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng mạnh so với năm trước, nhờ vào sự gia tăng nhu cầu từ các thị trường quốc tế như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Về thu hút đầu tư vào Cụm công nghiệp (CCN): Trong tháng 10, đã thu hút 05 dự án sản xuất kinh doanh trong CCN với tổng vốn đầu tư 209,4 tỷ đồng, tổng diện tích 8,3 ha. Lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay đã thu hút 21 dự án được Chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư với vốn đầu tư 2.098,7 tỷ đồng (bình quân vốn đầu tư 100 tỷ đồng/dự án), tổng diện tích 61,4 ha. Hiện có 08 dự án đang triển khai thủ tục đầu tư với tổng vốn đầu tư 479,6 tỷ đồng, tổng diện tích 19,5 ha. Như vậy, đến nay, có 29 dự án đăng ký đầu tư vào CCN với tổng vốn đầu tư 2.578,3 tỷ đồng, tổng diện tích 80,9 ha. Dự án sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động trong tháng 10/2024 có 14 dự án với tổng vốn đầu tư 987 tỷ đồng đi vào hoạt động. Lũy kế đến 10 tháng năm 2024, có 55 dự án với tổng vốn đầu tư 5.329 tỷ đồng đi vào hoạt động (trong đó, có 09 dự án trọng điểm với tổng vốn đầu tư 4.246 tỷ đồng).
Bên cạnh việc tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp đang triển khai trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh thường xuyên nắm bắt tình hình, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu, tạo việc làm cho lao động địa phương. Các chương trình khuyến công, tư vấn phát triển công nghiệp tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện. Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tiếp tục phát triển ổn định. Các sản phẩm của các làng nghề đã đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh.
- Về xây dựng: UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng công tác quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và phát triển nhà ở, khu đô thị, khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, ngành xây dựng tiếp tục quyết liệt triển khai các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, nhất là điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị. Trong tháng đã hoàn thành công tác tổ chức thi tuyển, đánh giá, xếp hạng các phương án dự thi ý tưởng thiết kế quy hoạch xây dựng không gian ngầm khu vực Công viên Thiếu nhi, khu vực Quảng trường Quy Nhơn, thành phố Quy Nhơn.
3. Về thương mại, dịch vụ, tài chính
Trong tháng 10, trên địa bàn tỉnh bắt đầu bước vào đầu mùa mưa trong năm và cũng là thời điểm các hoạt động du lịch ít sôi động hơn so với các tháng trước; tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh duy trì ổn định, lưu thông thông suốt, nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giá cả hợp lý với nhiều loại mặt hàng giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng. Hàng hóa các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, nước uống, nhiên liệu tại các doanh nghiệp, nhà phân phối trên địa bàn tỉnh dự trữ với số lượng lớn, nguồn cung dồi dào đa dạng đảm bảo đáp ứng phục vụ tiêu dùng cho nhân dân và khả năng huy động khi cần thiết, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, tăng giá cục bộ gây bất ổn thị trường. Một số dịch vụ tiêu dùng tăng nhẹ do ảnh hưởng của việc tăng giá điện và giá nguyên liệu đầu vào tăng (giá cà phê hạt, tiêu, gạo,…).
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10/2024 đạt 9.238 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 97.592,1 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ, đạt 85,1% kế hoạch năm (kế hoạch năm 2024 là 114.700 tỷ đồng).
- Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 ước thực hiện 121,3 triệu USD, tăng 6,9% so với tháng 9 năm 2024 và giảm 7,9% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 1.398,5 triệu USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ, đạt 84,8% kế hoạch năm (kế hoạch năm 2024 là 1.650 triệu USD).
Kim ngạch nhập khẩu tháng 10 đạt 40,3 triệu USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ. Tính chung kim ngạch nhập khẩu 10 tháng năm 2024 ước đạt 371,5 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ.
- Về du lịch: Tiếp tục đẩy mạnh quảng bá xúc tiến để đưa Bình Định là địa phương đón khách du lịch MICE của khu vực miền Trung và cả nước, tháng 10/2024 có 33 hội nghị, hội thảo thu hút 6.550 lượt khách. Luỹ kế trong 10 tháng năm 2024 Bình Định đã tổ chức hơn 249 hội nghị, hội thảo thu hút gần 54.145 lượt.
Trong tháng 10, khách du lịch đạt trên 395.500 lượt, tăng 32% so với cùng kỳ. Luỹ kế 10 tháng năm 2024, tổng lượt khách du lịch ước đạt trên 8,4 triệu lượt, tăng 83,9% so với cùng kỳ, đạt 153% so với kế hoạch năm 2024. Tổng thu du lịch tháng 10 năm 2024 đạt 1.557,1 tỷ đồng, tăng 30,6% so với cùng kỳ; luỹ kế doanh thu 10 tháng năm 2024, đạt 23.819,9 tỷ đồng, tăng 58,2% so với cùng kỳ năm 2023.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến tháng 10 năm 2024 là 12.346,5 tỷ đồng, đạt 82,3% dự toán năm và tăng 29,3% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa (trừ tiền sử dụng đất; xổ số kiến thiết; thu cổ tức, lợi nhuận sau thuế) là 5.768,8 tỷ đồng, đạt 72,1% dự toán năm, tăng 5,6% so với cùng kỳ; thu tiền sử dụng đất là 5.634,8 tỷ đồng, đạt 92,2% dự toán năm, tăng 64,8% so với cùng kỳ; thu xuất nhập khẩu là 626,7 tỷ đồng, đạt 139,3% dự toán năm, tăng 58,7% so với cùng kỳ.
Tổng chi ngân sách Nhà nước là 15.002,2 tỷ đồng, đạt 72,2% dự toán năm, tăng 6,1% so với cùng kỳ (trong đó: Chi thường xuyên là 8.836,6 tỷ đồng, đạt 89,4% dự toán năm, tăng 28,4% so với cùng kỳ).
- Về hoạt động tài chính, tín dụng tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất huy động và cho vay; triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả các giải pháp, cơ chế, chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Đến cuối tháng 10/2024, nguồn vốn huy động tại địa phương ước là 109.800 tỷ đồng, tăng 5,2% so với 31/12/2023 và tăng 9,54% so với cùng kỳ. Tổng dư nợ cho vay đến 31/10/2024 là 108.750 tỷ đồng, tăng 4,9% so với 31/12/2023 và tăng 9,68% so với cùng kỳ; nợ xấu chiếm tỷ lệ khoảng 0,8%/tổng dư nợ.
Tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đến 31/10/2024 đạt 7.113 tỷ đồng, tăng 8,04% so với 31/12/2023 (trong đó: cho vay hộ nghèo chiếm 10,6%; cho vay hộ cận nghèo chiếm 12,9%; cho vay hộ mới thoát nghèo chiếm 8,8%; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường chiếm 13,4%, cho vay học sinh, sinh viên chiếm 12,4%… trên tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách).
4. Về thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển
Tiếp tục đôn đốc các chủ đầu tư đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, thực hiện điều chuyển kế hoạch vốn từ các dự án chậm tiến độ sang thanh toán khối lượng hoàn thành cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt trên địa bàn tỉnh; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công các công trình, dự án: đường ven biển (đoạn Cát Tiến - Diêm Vân, Quốc lộ 1D - Quốc lộ 19 mới), các tuyến đường kết nối với đường ven biển, Đập dâng Phú Phong, các dự án tại Khu đô thị Khoa học và Giáo dục Quy Hòa và các công trình trên lĩnh vực văn hóa, lịch sử… UBND tỉnh đã tăng cường kiểm tra, chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (đoạn qua địa bàn tỉnh).
UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với các đơn vị, địa phương kịp thời tập hợp các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, địa phương để đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình; duy trì các Tổ công tác liên ngành của tỉnh tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện và đôn đốc, hướng dẫn, xử lý những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nội dung các Chương trình tại các địa phương thụ hưởng trên địa bàn tỉnh.
Giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh quản lý đến 31/10/2024 là 6.154,3 tỷ đồng. So với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (7.865,6 tỷ đồng), tỷ lệ giải ngân đạt 78,24%; so với Kế hoạch Hội đồng nhân dân tỉnh giao (9.467,6 tỷ đồng), tỷ lệ giải ngân đạt 65% kế hoạch vốn. Trong đó, giải ngân nguồn vốn ngân sách địa phương là 62,62%, trong đó từ nguồn thu tiền sử dụng đất là 62,16%. Ngoài ra, giá trị giải ngân một số nguồn vốn khác như sau: Vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu là 73,29%; Nguồn tăng thu năm 2022 là 78,4%; Vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia là 65,41%; Vốn nước ngoài (ODA) là 92,83%. So với cùng kỳ, tỷ lệ giải ngân cao hơn 0,97%.
Tiếp tục đôn đốc các chủ đầu tư đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, thực hiện điều chuyển kế hoạch vốn từ các dự án chậm tiến độ sang thanh toán khối lượng hoàn thành cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, các công trình đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, nhất là các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục... để đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành trong năm 2024.
Bên cạnh công tác chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh, UBND tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng, báo cáo Trung ương về kế hoạch đầu tư công năm 2025.
5. Về thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp
- Về thu hút đầu tư: Lũy kế 10 tháng đầu năm, toàn tỉnh thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư là 7.713,8 tỷ đồng; trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Phân theo lĩnh vực: có 40 dự án thuộc lĩnh vực Công nghiệp; 04 dự án thuộc lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; 02 dự án thuộc lĩnh vực Dịch vụ cảng và logistics; 02 dự án thuộc lĩnh vực xây dựng, hạ tầng; 02 dự án thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ - du lịch và 01 dự án Bất động sản và kinh tế đô thị.
Tính theo địa bàn, có 16 dự án trong Khu Kinh tế Nhơn Hội và các Khu Công nghiệp với tổng vốn đăng ký đầu tư là 3.184 tỷ đồng; có 35 dự án nằm ngoài Khu Kinh tế Nhơn Hội và các Khu Công nghiệp với tổng vốn đăng ký đầu tư là 4.529 tỷ đồng.
Từ đầu năm đến nay đã thực hiện điều chỉnh 102 dự án với vốn đầu tư tăng thêm 2.014 tỷ đồng, đồng thời thu hồi, chấm dứt 24 dự án đầu tư.
Về phát triển doanh nghiệp: Trong 10 tháng đầu năm đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 973 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký khoảng 8.346 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, tăng 4,8% về số doanh nghiệp đăng ký (cùng kỳ có 928 doanh nghiệp thành lập mới) và tăng 7,0% về vốn đăng ký (tổng vốn đăng ký cùng kỳ là 7.802 tỷ đồng). Trong kỳ có 84 doanh nghiệp giải thể, tăng 31,3%; 576 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 6,5% và 281 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 2,2% so với cùng kỳ.
6. Về văn hoá - xã hội
- Về giáo dục và đào tạo: tiếp tục chỉ đạo thực hiện dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với các khối lớp 5, 9 và 12, thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình; hoàn thành việc xây dựng dự toán ngân 3 sách sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề năm 2025, tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp tỉnh, chuẩn bị thi lập đội tuyển tham gia thi học sinh giỏi cấp quốc gia.
- Về văn hóa và thể thao: Công tác quản lý nhà nước về văn hóa và dịch vụ văn hóa được triển khai thực hiện thường xuyên. Tiếp tục phát huy các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Trong tháng 10/2024 đã tổ chức Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trang trọng, ý nghĩa; thực hiện tuyên truyền các sự kiện, các ngày lễ lớn của tỉnh và cả nước.
- Về y tế: Công tác phòng, chống dịch bệnh được tập trung triển khai kịp thời, hiệu quả. Đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, công tác y tế dự phòng, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được quan tâm. Duy trì thường xuyên hoạt động truyền thông về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giám sát các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong cộng đồng.
Thường xuyên chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh triển khai các giải pháp kiểm soát chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Tổ chức kiểm tra công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh (tính đến ngày 17/10/2024 đã kiểm tra tại 12 đơn vị); tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ và cải thiện các điều kiện phục vụ sinh hoạt của người bệnh; nâng cao tinh thần trách nhiệm và phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế, đi đôi với đảm bảo vệ sinh môi trường và tạo dựng cảnh quan cơ sở y tế “xanh, sạch, đẹp” hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
- Về an sinh xã hội: Công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách tiếp tục được thực hiện. Công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm; công tác bảo trợ được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở từ năm 2022 - 2024, dự kiến kế hoạch 2025 và đề xuất hỗ trợ nhà ở hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà ở dột nát theo Công điện số 102/CĐ-TTg ngày 06/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Các hội nghị, diễn đàn về hướng nghiệp; tư vấn xuất khẩu lao động; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý về an toàn, vệ sinh lao động… tiếp tục được duy trì và triển khai có hiệu quả. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tiếp tục được duy trì.
- Về khoa học, công nghệ, thông tin truyền thông: Đã tiến hành nghiệm thu các đề tài nghiên cứu theo kế hoạch, chuẩn bị triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2025. Triển khai các hoạt động tuyên truyền Chuyển đổi số và hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
7. Về cải cách hành chính, công tác nội chính
- Trong tháng 10 năm 2024, công tác cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh tiếp tục được các Sở, ban, ngành, địa phương quan tâm, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhất là kịp thời công bố, công khai danh mục TTHC, nâng cao chất lượng giải quyết TTHC và cung cấp DVC trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp. Kết quả thực hiện “Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp” tiếp tục có sự chuyển biến và cải thiện ở một số chỉ tiêu so với tháng 9 năm 2024 như: Công bố, công khai TTHC tăng 1,4 điểm; hồ sơ trực tuyến tăng 1,2%; thanh toán trực tuyến tăng 13,02%, Tỷ lệ số hóa thành phần hồ sơ tăng 0,01%. Đến nay, UBND tỉnh đã thông qua phương án đơn giản hóa 29 TTHC (đạt 100% so với Kế hoạch); trong đó, giảm thời gian giải quyết đối với 22 TTHC và đề xuất cắt giảm thành phần hồ sơ đối với 07 TTHC với số tiền tiết kiệm được sau khi đơn giản hóa 29 TTHC ước tính hơn 2 tỷ đồng/năm.
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền các cấp; sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong của một số cơ quan, đơn vị theo quy định. Công tác thanh tra, kiểm tra năm 2024 được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế và chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương và Thanh tra Chính phủ. Công tác tiếp dân tiếp tục được chú trọng thực hiện theo quy chế. Tăng cường công tác kiểm tra cải cách hành chính, thực thi công vụ tại các cơ quan, đơn vị qua đó đã kịp thời chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm. Tình hình an ninh - quốc phòng, chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định. Trong 10 tháng năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 393 vụ tai nạn giao thông, tăng 1,3% (tăng 5 vụ); số người chết là 183 người, giảm 16,8% (giảm 37 người); số người bị thương là 293 người, tăng 5,4% (tăng 15 người) so với cùng kỳ năm trước
8. Công tác trọng tâm tháng 11
Trong thời gian đến, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh tiếp tục tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2024, nhất là các chỉ tiêu, giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024 theo Quyết định số 4647/QĐ-UBND ngày 15/12/2023 và Công văn số 9495/UBND-TH ngày 15/12/2023 của UBND tỉnh và ý kiến kết luận chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, các lãnh đạo UBND tỉnh tại các Hội nghị, buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị, địa phương với tinh thần “5 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo dõi sát tình hình thực tiễn, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh; tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, điều hành bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1. Về nông, lâm, thủy sản và quản lý tài nguyên, môi trường
Tập trung thu hoạch các cây trồng vụ Mùa, chuẩn bị các điều kiện để sản xuất vụ Đông Xuân 2024-2025; xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ trong vụ Đông Xuân 2024-2025 và cả năm 2025.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Tiếp tục triển khai tiêm phòng vaccine để phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương chủ động phòng chống cho vật nuôi trong điều kiện thời tiết giá rét. Tăng cường công tác tái đàn heo, phát triển đàn bò, đàn gia cầm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao trong dịp cuối năm; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao.
Tập trung thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ và khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo theo quy định (IUU); đồng thời, chuẩn bị chu đáo nội dung làm việc với Đoàn Thanh tra Ủy ban Châu Âu lần thứ 5.
Tập trung đẩy mạnh công tác chuẩn bị đất, cây giống, triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2024. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ phá rừng, khai thác gỗ trái phép, triển khai quyết liệt phương án phòng, chống cháy rừng.
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP). Đôn đốc các địa phương thuộc Kế hoạch xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 hoàn thành các tiêu chí. Rà soát, củng cố và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch trải nghiệm làng nghề, du lịch cộng đồng.
Tập trung hoàn chỉnh thông tin, dữ liệu Phương án phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh nhằm chủ động, linh hoạt trong ứng phó với thiên tai, tình trạng biến đối khí hậu.
Tiếp tục tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường; tiếp tục kiểm tra và có biện pháp nhằm chấn chỉnh tình trạng khai thác đất, đá, cát... trái phép. Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm công tác quản lý đất đai, bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề và khu dân cư. Đẩy mạnh thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định. Triển khai quyết liệt, đồng bộ phương án xử lý vấn đề môi trường trên địa bàn tỉnh, nhất là thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trong sinh hoạt ở khu vực nông thôn, khu vực tập trung đông dân cư; tiếp tục triển khai các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
2. Về sản xuất công nghiệp, xây dựng: Tiếp tục theo dõi, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, kịp thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Làm tốt công tác thị trường, mở thị trường mới, phương án kiểm soát thương lái. Tập trung triển khai các chương trình, kế hoạch, đảm bảo nguồn cung hàng hóa cuối năm. Phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng từ 8 - 9% so với cùng kỳ.
Đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp (CCN) tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng và nâng cao hiệu quả hoạt động các CCN, tạo điều kiện mặt bằng thuận lợi trong thu hút đầu tư, nhất là các CCN đang đầu tư xây dựng dở dang. Rà soát, tham mưu UBND tỉnh về đề cương và kinh phí xây dựng “Đề án đầu tư phát triển hệ thống logistics tỉnh Bình Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quy hoạch đã được phê duyệt”
Đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư, nhất là thu hút các dự án có quy mô lớn, quy trình sản xuất hiện đại gắn với đẩy nhanh tiến độ GPMB, xây dựng cơ sở hạ tầng và rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách khuyến khích đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo dõi đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án công nghiệp quy mô lớn, đặc biệt là triển khai dự án Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định để làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.
Tăng cuờng việc gặp gỡ, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án công nghiệp, thương mại, năng lượng tái tạo,…
Tiếp tục tăng cường công tác quản lý đô thị, trật tự và chất lượng xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục rà soát, chuẩn hóa xây dựng các khu đô thị mới, khu tái định cư trên địa bàn tỉnh gắn với xây dựng hạ tầng đô thị thông minh, hiện đại, đô thị kiểu mẫu. Kiểm tra, rà soát, xử lý đối với chung cư, nhà ở cũ do nhà nước quản lý, đặc biệt là các nhà ở, công trình đã xuống cấp, hư hỏng, không đảm bảo an toàn sử dụng, đề xuất phương án cải tạo, sửa chữa, xử lý, sắp xếp theo quy định.
3. Về thương mại, du lịch và dịch vụ: Tiếp tục phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trong mùa thấp điểm. Đôn đốc các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực của tỉnh và các mặt hàng đang có thị trường tiêu thụ. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến đầu tư về du lịch gắn với đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các địa phương Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các ngành dịch vụ bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải... để phục vụ tốt hơn cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Triển khai Kế hoạch dự trữ hàng hóa, triển khai các chương trình bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán 2024. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, xử lý kiên quyết những trường hợp kinh doanh hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không có nguồn gốc xuất xứ, đầu cơ tăng giá để thu lợi bất chính.
4. Về tài chính, thu ngân sách: Tiếp tục tăng cường công tác quản lý thu, đôn đốc thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế; hỗ trợ doanh nghiệp được hưởng tối đa các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, qua đó góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững từ phát sinh kinh tế của tỉnh. Đối với các đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, khẩn trương rà soát, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các lô đất ở đã hoàn tất các hồ sơ, thủ tục theo quy định. Kịp thời điều chỉnh kịch bản thu, chi ngân sách nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế.
Đảm bảo chi ngân sách theo đúng tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời, triệt để tiết kiệm chi, cắt giảm các khoản chi không thật sự cần thiết; tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển và quan tâm bố trí kinh phí thực hiện các lĩnh vực giáo dục, y tế, môi trường...
5. Về đầu tư phát triển: Tiếp tục đôn đốc, triển khai các công trình, dự án trọng điểm, các công trình đã bố trí kế hoạch vốn năm 2024. Tập trung tháo gỡ dứt điểm khó khăn về cung ứng vật liệu thi công, đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư, lựa chọn nhà thầu các dự án, công trình trọng điểm, các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn. Tăng cường giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024, phấu đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Kiên quyết điều chuyển nguồn vốn từ các dự án chậm giải ngân sang thanh toán khối lượng hoàn thành các công trình quan trọng, cần thiết khác có nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện tốt 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Các cấp, các ngành, các chủ đầu tư phải tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tiến độ và chất lượng các dự án xây dựng đã phân cấp và giao nhiệm vụ quản lý. Tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong các khâu thẩm định, phê duyệt dự án; giao đất và bồi thường GPMB để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Kiên quyết thu hồi đất, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án mà chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, triển khai không đúng tiến độ đã cam kết hoặc vi phạm pháp luật.
6. Về văn hóa - xã hội: Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa và dịch vụ văn hóa. Đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu. Triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án bảo tồn, phát huy các di tích văn hóa, lịch sử. Tập trung tuyên truyền các sự kiện lớn của tỉnh và đất nước. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số.
Tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y đức trong ngành y tế; tăng cường hiệu quả công tác y tế dự phòng; chú trọng kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động mạng lưới y tế cơ sở. Đảm bảo đủ thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị phòng chống dịch bệnh... trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa và bảo đảm an sinh xã hội. Chú trọng đẩy mạnh đào tạo nghề; xuất khẩu lao động; các chương trình, đề án giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chỉ đạo thực hiện tốt chính sách đối với người có công, hộ nghèo và đồng bào dân tộc. Tiếp tục triển khai chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công, hộ nghèo, vùng bị thiên tai và người có thu nhập thấp.
7. Về công tác phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn: Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2024; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông, thủy lợi đảm bảo vượt lũ an toàn. Tổ chức kiểm tra trang thiết bị, phương tiện tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra đảm bảo an toàn hồ chứa, đê điều, cơ sở hạ tầng...; đôn đốc các địa phương thực hiện tốt phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn. Chú trọng thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, chuẩn bị đủ điều kiện để cứu hộ, cứu nạn và di dãn dân khi xảy ra lụt bão. Đồng thời, triển khai các biện pháp tích nước tại các hồ chứa, phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho người dân năm 2025.
8. Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền các cấp, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, phấn đấu cải thiện vị trí xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh; bổ sung dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của tỉnh và Danh mục dịch vụ công trực tuyến của tỉnh được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng cung cấp và thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2025 – 2030. Chỉ đạo kiên quyết, có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiếp tục triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2024; giải quyết kịp thời, đúng chính sách, pháp luật các vụ khiếu nại, tố cáo của công dân, không để xảy ra khiếu kiện đông người, vượt cấp, gây mất trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại các cơ quan, đơn vị.
9. Tăng cường công tác quốc phòng an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 theo kế hoạch. Tăng cường thực hiện các biện pháp kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn lao động.
10. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại của năm 2024 theo kế hoạch. Chuẩn bị chu đáo các nội dung trình kỳ họp lần thứ 20 HĐND tỉnh khóa XIII; đồng thời, chuẩn bị tổng kết đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025