Tại Hội nghị, Sở Thông tin và Truyền thông cùng Cục Thống kê tỉnh đã phổ biến, hướng dẫn cách nhận diện, truy cập vào phần mềm đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu KT-XH cấp huyện trên địa bàn tỉnh; khái niệm, phương pháp, nguyên tắc và công thức tính chỉ tiêu thống kê KT-XH cấp huyện; thời gian, chế độ gửi báo cáo thông kê… Đại diện các sở, ngành, địa phương đề nghị Cục Thống kê tỉnh tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn thêm về cách thức thu thập, cung cấp số liệu, dữ liệu đầu vào trên các lĩnh vực, đảm bảo tính chính xác, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, làm cơ sở để phục vụ chỉ đạo điều hành phát triển KT-XH.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Anh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Số liệu báo cáo phải trung thực, chính xác, báo cáo là pháp lý. Số liệu đầu vào phải chuẩn chỉnh, phản ánh đúng thực trạng kinh tế của từng đơn vị. Nắm được chỉ số sẽ để biết rõ kết quả của từng lĩnh vực, từng chỉ tiêu đạt được hoặc chưa đạt, từ đó chỉ đạo, điều hành tốt hơn. Vì vậy, Cục Thống kê tỉnh và các địa phương cần phải phải chuẩn hóa số liệu; nhập số liệu, dữ liệu đúng quy định. Các huyện, thị xã, thành phố phải báo cáo bằng số liệu, chỉ đạo điều hành từ những con số, đảm bảo các chỉ tiêu phát triển KT-XH của địa phương và của tỉnh. Lãnh đạo các địa phương cũng cần chủ động triển khai các chỉ tiêu KT-XH đến các xã, phường, thị trấn để thực hiện.
Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn cũng yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành thống nhất chỉ số và giao 19 chỉ tiêu KT - XH chủ yếu của năm cho địa phương trình HĐND xem xét. Căn cứ vào báo cáo, chỉ số để phân tích, đánh giá, từ đó định hướng cho các huyện, thị xã, thành phố điều chỉnh cách làm nhằm đảm bảo các chỉ tiêu phát triển kinh tế...
Tác giả bài viết: Nguyễn Vũ Tường
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn