Kết quả 01 năm thực hiện Chương trình hành động số 11-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025

Thứ tư - 27/07/2022 15:37
Ngày 11/7/2022, Ban Chỉ đạo Chương trình hành động số 11-CTr/TU của Tỉnh ủy đã báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy về về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025, với các nội dung cụ thể sau:
ảnh minh họa
ảnh minh họa
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Kết quả đạt được so với mục tiêu đến năm 2025

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (theo giá so sánh 2010) năm 2021 tăng 2,94%, sáu tháng đầu năm 2022 tăng 2,71% (mục tiêu tăng từ 3,2 - 3,6%).
- Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 682.708 tấn, đạt 96,5% (mục tiêu 707.000 tấn), trong đó: Sản lượng lúa 637.733 tấn, đạt 98,4% (mục tiêu 648.000 tấn) và sản lượng ngô 44.975 tấn, đạt 76,2% (mục tiêu 59.000 tấn). Diện tích ứng dụng công nghệ thâm canh lúa cải tiến (SRI) ước đạt 1.402 ha, đạt 28% (mục tiêu 5.000 ha). Diện tích trồng rau an toàn ước đạt 1.088 ha, đạt 13,6% (mục tiêu 8.000-10.000 ha); trong đó diện tích đã chứng nhận là 106,4 ha, đạt 106,4% (mục tiêu 100 ha).
- Chăn nuôi: Tổng đàn bò 296.560 con, đạt 89,8% (mục tiêu 330.000 con); trong đó, bò thịt chất lượng cao 65.245 con, đạt 65,9% (mục tiêu 99.000 con); đàn heo (kể cả heo con chưa tách mẹ) 765.000 con, đạt 69,5% (mục tiêu 1.100.000 con); đàn heo nuôi ứng dụng công nghệ cao 77.000 con, đạt 31,8% (mục tiêu 242.000 con); đàn gà 6.640 nghìn con, đạt 66,4% (mục tiêu 10.000.000 con); đàn gà nuôi trong các trang trại ứng dụng công nghệ cao 1,5 triệu con, đạt 42,9% (mục tiêu 3.500.000 con); xây dựng, mở rộng 4 trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao (02 trại gà, 02 trại heo), đạt 16% (mục tiêu 25 trang trại); nhãn hiệu “Heo Hoài Ân” đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận. Phát triển nhãn hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Định” đã cấp quyền sử dụng nhãn hiệu cho 340 hộ dân chăn nuôi.             
- Thủy sản: Sản lượng khai thác thủy năm 2021 đạt 258.136 tấn, đạt 117,3% (mục tiêu 220.000 tấn); trong đó, sản lượng khai thác xa bờ 180.000 tấn, đạt 90% (mục tiêu 200.000 tấn), sản lượng khai thác ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 33.800 tấn đạt 46,9% (mục tiêu 72.000 tấn). Số lượng tàu thuyền khai thác xa bờ áp dụng công nghệ cao khoảng 450 tàu, chiếm 13,8 % tổng số lượng tàu thuyền khai thác xa bờ (mục tiêu 36%). Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2021 đạt 12.096 tấn đạt 50,4% (mục tiêu 24.000 tấn), trong đó nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đạt 3.200 tấn đạt 24,6% (mục tiêu 13.000 tấn). Diện tích nuôi tôm thâm canh-bán thâm canh ứng dụng công nghệ cao 42 ha đạt 28,4% (mục tiêu 148 ha).
- Lâm nghiệp: Diện tích trồng rừng gỗ lớn 3.175 ha, đạt 31,8% (mục tiêu 10.000 ha). Diện tích rừng được cấp mới chứng chỉ rừng (FSC) 6.964,22 ha, đạt 69,6 % (mục tiêu 10.000 ha). Tỷ lệ che phủ rừng năm 2021 đạt 56,51% (mục tiêu đạt trên 58%).
- Xây dựng nông thôn mới: Có 73,4% số xã (83/113 xã) đạt tiêu chí nông thôn mới (mục tiêu có trên 85% số xã (96 xã)); có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt 19,4% (mục tiêu 36 xã); có 05 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 71,4% (mục tiêu 07 đơn vị). Công nhận 53 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đạt 32,1% (mục tiêu ít nhất 165 sản phẩm); có 04 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đạt 16% (mục tiêu 25 hợp tác xã).
2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ
2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
Công tác phổ biến, quán triệt, thông tin, tuyên truyềnn về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đã được các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các hội đoàn thể, cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân cơ bản nắm được những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Cấp ủy, chính quyền các cấp đã ban hành kế hoạch và bước đầu thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới theo tình hình thực tế tại địa phương; trong đó, đã dành sự quan tâm, tập trung các nguồn lực cho công tác phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.
2.2. Tăng cường công tác nghiên cứu, khảo nghiệm, tuyển chọn và sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao
- Đã phối hợp với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp tổ chức khảo nghiệm, tuyển chọn các giống cây trồng năng suất, chất lượng cao, đã bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh các giống lúa năng suất cao như: Hà Phát 3, Thiên ưu 8, Bắc Thịnh, VNR 20, VNR 10, BĐR27, ĐT100; giống lúa chất lượng như: Đài Thơm 8, Hương Châu 6, Bắc Hương 9, Hương Xuân; giống sắn KM7; giống lạc LDH.09. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng các giống xác nhận, giống đạt tiêu chuẩn vào sản xuất. Hiện nay, sử dụng 99% giống lúa cấp xác nhận và hạt lai F1; sử dụng giống ngô lai đạt trên 95%; trên 70% diện tích cây ăn quả (cam, bưởi, xoài, dừa) trồng mới sử dụng giống đúng tiêu chuẩn.
- Lai tạo giống bò, tỷ lệ bò lai tăng mạnh, đạt 87% trong năm 2021; trong đó, tỷ lệ bò thịt chất lượng cao (BBB, Red Angus) ngày càng tăng, số lượng bê thịt chất lượng cao được sinh ra mỗi năm đảm bảo hiệu quả cho phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ trên địa bàn tỉnh.
- Đối với giống heo, tỷ lệ heo lai đạt 93%, có 11 doanh nghiệp đang chăn nuôi sản xuất cung cấp con giống thương phẩm. Đối với gà, công tác giống được đẩy mạnh xã hội hóa mang lại hiệu quả rất cao, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 10 cơ sở sản xuất giống gà, trong đó có 02 doanh nghiệp lớn sản xuất gà giống thương phẩm 01 ngày tuổi là Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư và Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh với các dòng gà ta chọn lọc được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tiến bộ kỹ thuật; trong đó, Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư sản xuất hơn 100 triệu con/năm, chiếm 20% thị phần gà lông màu cả nước, đảm bảo cung cấp gà giống cho địa bàn tỉnh và hướng đến xuất khẩu. Hiện nay, toàn tỉnh có 22 trang trại, doanh nghiệp đang hoạt động chăn nuôi, sản xuất con giống theo hướng ứng dụng công nghệ cao, có hệ thống chăn nuôi hiện đại, khép kín (14 trang trại heo, 07 trang trại gà, 01 trang trại bò sữa).
- Trên địa bàn tỉnh hiện có 03 đơn vị đang ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất cây nuôi cấy mô về giống lâm nghiệp, công suất sản xuất 32 triệu cây giống/năm, cây giống sản xuất ra được người tiêu thụ đánh giá cao, chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu trồng rừng của các địa phương.
- Hiện nay tại tỉnh có 02 Công ty chuyên sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao, có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam- chi nhánh 3 tại Bình Định và Công ty cổ phần Việt-Úc Bình Định. Đến nay, sản lượng giống tôm thẻ chân trắng đã sản xuất là 1.311 nghìn con.
2.3. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2.3.1. Trồng trọt
- Đối cây lúa: Phối hợp chuyển giao và nhân rộng các quy trình canh tác lúa tiên tiến như: IPM, SRI vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí và bảo vệ môi trường. Năm 2021, tỷ lệ diện tích lúa có áp dụng IPM đạt khoảng 75%, diện tích áp dụng quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI) là 1.402,3 ha. Vụ Đông Xuân 2021-2022, diện tích áp dụng quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI) là 1.512,3 ha. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các cánh đồng mẫu lớn, nhất là cánh đồng mẫu lớn liên kết với các doanh nghiệp sản xuất lúa giống. Duy trì 08 dự án cánh đồng lớn, dự án liên kết sản xuất lúa giống đã được UBND tỉnh phê duyệt, với diện tích 982,3 ha. Ngoài ra, các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp liên kết sản xuất giống lúa, nâng diện tích sản xuất lúa giống cả tỉnh 3.133 ha, ước sản lượng trên 20.000 tấn, đã hình thành vùng sản xuất lúa giống tập trung ở huyện Tuy Phước, Tây Sơn, Phù Cát, thị xã An Nhơn, Hoài Nhơn...
- Đối với rau: Tiếp tục duy trì và phát triển 08 vùng sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGap ở các huyện Tuy Phước, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn; xây dựng nhãn hiệu “Lá lành”, quy mô diện tích 106,4 ha có 1.260 hộ dân tham gia, kết nối tiêu thụ trong hệ thống siêu thị BigC, Coopmart và các quầy bán rau an toàn ở thành phố Quy Nhơn và thị xã An Nhơn, sản lượng liên kết tiêu thụ bình quân trên 25 tấn/tháng; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển rau hữu cơ, VietGap. Đến nay, diện tích trồng rau hữu cơ khoảng 2,0 ha tại thôn Thiết Trụ, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn; diện tích được chứng nhận VietGap đối với rau 6,0 ha tại huyện Phù Cát 5,0 ha và huyện Phù Mỹ 1,0 ha, nấm 2,4 ha tại huyện Tuy Phước, Vĩnh Thạnh.
- Đối với Hoa: Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Phát triển làng nghề sản xuất cây Mai vàng Nhơn An như: Đầu tư hạ tầng khu sản xuất Mai vàng tập trung Nhơn An, mở rộng diện tích trồng Mai ở Nhơn Phong, Nhơn Hạnh; đẩy mạnh ứng dụng tưới tiết kiệm, sử dụng chế phẩm, phân bón sinh học để bảo vệ môi trường; ứng dụng các công nghệ trồng hoa tiên tiến với các giống hoa mới có giá trị, phù hợp với thị hiếu người chơi hoa để phát triển ngành hoa, cây cảnh trên địa bàn; xây dựng 04 mô hình trồng hoa theo hướng công nghệ cao tại làng nghề trồng hoa Bình Lâm theo đề án Phát triển làng nghề trồng hoa Bình Lâm; thực hiện công trình trồng cây hoa Anh Đào, cây Mai Anh Đào, cây Phượng tím tại Khu du lịch nghỉ dưỡng xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh; đang thuần dưỡng 1.000 cây hoa Anh đào do Hội hữu nghị Nhật Việt thành phố Sakai tặng tỉnh Bình Định tại vườn ươm xã Vĩnh Sơn; ứng dụng các công nghệ trồng hoa tiên tiến với các giống hoa mới có giá trị, phù hợp với thị hiếu người chơi hoa để phát triển ngành hoa, cây cảnh trên địa bàn... nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển du lịch trên địa bàn.
- Cây ăn quả: Tập trung phát triển các cây ăn quả có lợi thế hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng an toàn và áp dụng các công nghệ cao. Đến nay, diện tích cây ăn quả chứng nhận VietGap là 77,5 ha, trong đó xoài 40 ha, cây có múi 37,5 ha ở các huyện Phù Cát, Hoài Ân, Tây Sơn. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các dự án, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn: Dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến trồng cây ăn quả như mít và bưởi  tại xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn; Trang trại trồng trọt Mỹ Bình tại xã Hoài Phú, thị xã Hoài Nhơn; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến trồng cây ăn quả và các loài cây dược liệu tại xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn; Trang trại APL Vĩnh Thạnh trồng cây nông nghiệp, cây dược liệu tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh; Dự án sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap  tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh,…
- Cây trồng cạn: Phối hợp xây dựng mô hình trồng lạc đạt tiêu chuẩn VietGap và liên kết tiêu thụ, chế biến dầu lạc ở xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, với diện tích được chứng nhận 5,0 ha; triển khai thực hiện mô hình thâm canh lạc gắn liên kết chuỗi có sử dụng hệ thống ống tưới nước tiết kiệm, với diện tích 3,0 ha/điểm, thực hiện tại 04 điểm ở huyện Tây Sơn, Phù Cát, Vĩnh Thạnh; tiếp tục triển khai thực hiện mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng ngô sinh khối, với diện tích 40,0 ha tại huyện Phù Mỹ. Ứng dụng máy móc, thiết bị cơ giới hóa vào sản xuất cây trồng cạn, sơ chế nông sản ngày càng được người dân quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng hiện đại, giảm công và sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, như: Máy gieo hạt ngô, lạc, máy thu hoạch, máy sấy nông sản. Đến nay, mức độ cơ giới hóa trong khâu làm đất là 93%; khâu gieo hạt tại huyện Phù Cát, thị xã An Nhơn đã sử dụng máy gieo hạt ngô, lạc ở một số cánh đồng; khâu chăm sóc 35%, bao gồm các loại máy móc phun thuốc bảo vệ thực vật, các máy kéo nhỏ, máy kéo đa năng để vun, xới và chăm sóc cho các loại cây trồng; khâu tưới là 92%; khâu thu hoạch chủ yếu ứng dụng các loại máy thu hoạch, bóc vỏ, tẻ hạt đối với ngô, lạc, đậu, đỗ,...
2.3.2. Chăn nuôi
- Đối với heo: Tiếp tục ứng dụng công nghệ cao để đầu tư, nâng cấp xây dựng trang trại chăn nuôi tự động, khép kín, thân thiện với môi trường; chăn nuôi theo hướng hữu cơ, VietGAHP, đưa các giống heo ngoại cao sản vào sản xuất trực tiếp hoặc lai tạo giống đưa tỷ lệ heo lai, heo ngoại đạt khoảng 93% tổng đàn heo. Các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các giống heo ngoại cung cấp ra thị trường, trong đó Công ty TNHH Nông nghiệp Trường Hải Bình Định đã đầu tư nâng công suất trại heo giống công nghệ cao THAGRICO Bình Định tại Phù Cát lên 13.500 heo giống cụ kỵ, ông bà, bố mẹ. Tháng 3/2022, “Nhãn hiệu Heo Hoài Ân” đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận.
- Đối với bò: Tiếp tục phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ, giai đoạn 2021-2025 gắn với phát huy nhãn hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Định”. Tổng số bò phối giống là 161.843 con; trong đó, bò thịt nhóm Zebu, Drought Master là 36.996 con và bò thịt chất lượng cao là 124.847 con; tổng số bê lai được sinh ra là 151.248 con; trong đó, bê lai hướng thịt nhóm Zebu, Drought Master là 43.081 con và bê lai hướng thịt chất lượng cao là 108.167 con. Chất lượng bê sinh ra phù hợp với yêu cầu của người chăn nuôi cả về ngoại hình, tầm vóc, bê lai sinh ra sinh trưởng phát triển tốt; các giống bò thịt chất lượng cao có tăng trọng cao, khả năng sử dụng thức ăn tốt, phẩm chất thịt xẻ cao, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người chăn nuôi bò.
- Đối với gà: Tiếp tục ứng dụng công nghệ 4.0 để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà hiện đại, tiên tiến, tạo sản phẩm sạch, năng suất, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Trên địa bàn tỉnh có 02 doanh nghiệp sản xuất gà giống thương phẩm là Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư và Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh đã cung cấp ra thị trường gà giống 01 ngày tuổi với các dòng gà đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới. Trong đó, Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư đã hoàn thành và đưa vào hoạt động 02 trang trại sản xuất gà giống ứng dụng công nghệ cao tại huyện Vân Canh và thị xã An Nhơn với số lượng 880 ngàn gà giống bố mẹ. Tiếp tục phát triển nhãn hiệu “Gà Minh Dư” mang tầm quốc tế, hướng đến xuất khẩu.
- Toàn tỉnh có 14 doanh nghiệp đang hoạt động chăn nuôi, sản xuất con giống theo hướng ứng dụng công nghệ cao, có hệ thống chăn nuôi hiện đại, khép kín. Sản phẩm chăn nuôi trong trang trại, ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 30% đối với chăn nuôi heo, 15% đối với chăn nuôi gà. Bên cạnh đó, Bình Định có trang trại chăn nuôi bò sữa Vinamilk quy mô hơn 2.000 con, có hệ thống quản lý, chăn nuôi hiện đại, công suất sản xuất hơn 10 triệu lít sữa/ năm hoạt động rất có hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 59 trang trại, cơ sở chăn nuôi được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGHAP, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
- Xúc tiến kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng Nhà máy giết mổ động vật tập trung. Đã kêu gọi đầu tư xây dựng được 02 nhà máy giết mổ động vật tập trung quy mô cơ giới tại Phường Trần Quang Diệu và phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn với công suất giết mổ 500 con heo, 30 con bò và 2.000 con gà/ngày đêm. Hiện có 02 cơ sở giết mổ tại xã Nhơn An và Khu công nghiệp Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn chuẩn bị hoàn thiện và dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 8/2022; đồng thời, đang xúc tiến nhà đầu tư đăng ký xây dựng 02 cơ sở tại thị xã Hoài Nhơn và huyện Hoài Ân.
+ Trên địa bàn tỉnh đã hình thành và duy trì một số chuỗi liên kết chăn nuôi heo thịt, gà thịt gia công hoạt động có hiệu quả như Công ty chăn nuôi CP, Công ty CJ. Một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗ trợ tìm đầu ra cho người chăn nuôi như Công ty Greenfeed, Công ty ANT, Công ty Austfeed. Tiến hành xúc tiến đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ gia cầm tại Bình Định giữa Công ty San Hà và Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh đã ký kết Bản ghi nhớ đầu tư.
- Đã phối hợp với Cục Thống kê triển khai áp dụng phần mềm Blockchain khai báo tình hình chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh làm cơ sở truy xuất nguồn gốc. Đã có trên 800 hộ chăn nuôi có quy mô từ 30 con heo trở lên ở các huyện Hoài Ân, Phù Cát, Tây Sơn, thị xã An Nhơn và Hoài Nhơn tham gia. Kết quả có trên 22.000 con heo xuất chuồng đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, phối hợp với Cục Thú y triển khai ứng dụng phần mềm báo cáo dịch bệnh trực tuyến, quản lý bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò; bệnh dịch tả heo tai xanh.
2.3.3 Thủy sản
- Về khai thác hải sản:
+ Khuyến  khích  các  mô  hình  tổ  chức  liên kết, liên doanh sản xuất, thương
mại... theo chuỗi giá trị với sự tham gia quản lý, tổ chức của các hội, hiệp hội: Sở Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với Công ty TNHH Thực phẩm Mãi Tín xây dựng Dự án Chuỗi liên kết khai thác, chế biến tiêu thụ cá ngừ đại dương. Sáu tháng đầu năm 2022, tiếp tục hỗ trợ kinh phí để thực hiện mô hình khuyến nông ứng dụng công nghệ Nano trong bảo quản thủy sản trên tàu cá để làm cơ sở triển khai thực hiện Dự án Chuỗi liên kết khai thác, tiêu thụ cá ngừ đại dương Bình Định và nhân rộng chuỗi liên kết cho tàu câu cá ngừ đại dương trong toàn tỉnh.
+ Áp dụng công nghệ số, công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, công nghệ viễn thám để quản lý, vận hành tàu cá trong khai thác thủy sản. Tổ chức chuyên giao công nghệ mới trong khai thác thủy sản, nhân rộng nhanh các mô hình ứng dụng công nghệ khai thác thủy sản đạt hiệu quả cao. Đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác, bảo quản để nâng chất lượng thủy sản sau khai thác như: Sử dụng thiết bị dò cá bằng sóng siêu âm, máy đo dòng chảy; sử dụng máy thu lưới, thu câu, thiết bị định vị vệ tinh … giúp chủ tàu cá giảm được công sức của người lao động; sử dụng công nghệ khai thác cá ngừ đại dương bằng công nghệ Nhật Bản; ứng dụng vật liệu mới, có tính cách nhiệt tốt để làm hầm bảo quản như Polyurethan; áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến vào sản xuất như dung thiết bị lạnh, bảo quản bằng công nghệ nano… sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giúp quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ, góp phần tăng cường năng lực công tác quản lý tàu cá, quản lý họat động khai thác của cơ quan chức năng và hỗ trợ tích cực trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tàu cá trên biển.
+ Đã khuyến khích ngư dân sử dụng đá lạnh chất lượng tốt, áp dụng công nghệ Nano trong bảo quản sản phẩm khai thác trên biển; ứng dụng công nghệ sản xuất đá sệt, đá vảy trên tàu cá và sử dụng hệ thống lạnh bảo quản sản phẩm trên các tàu khai thác xa bờ. Sử dụng hầm bảo quản bằng vật liệu Polyurethan đển bảo quản, nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm.
+ Tổ chức tốt khai thác hải sản bền vững, bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản, đạt mức tăng trưởng vừa phải, chú trọng đến nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm sau khai thác nhằm tăng giá trị, giảm tổn thất sau thu hoạch. Sản lượng khai thác hải sản năm 2021 đạt 258.136 tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2020. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 723 tổ đội đoàn kết quả xuất trên biển với 2.878 tàu cá. Ngoài ra, đã thành lập được 01 nghiệp đoàn nghề cá tại thị xã Tam Quan Bắc với 141 tàu câu cá ngừ đại dương tham gia.
- Về nuôi trồng thủy sản:
+ Phát triển nuôi biển ứng dụng công nghệ cao; đối tượng nuôi tôm hùm, cá biển tại vùng biển Quy Nhơn và Phù Mỹ mới phát triển ở quy mô hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ, lồng bè nuôi trên biển chủ yếu do các hộ dân tự đầu tư với kiểu lồng, bè truyền thống nên khả năng chống chịu gió bão yếu. Đến nay vẫn chưa có tổ chức, cá nhân đầu tư nuôi biển ứng dụng công nghệ cao nên đang tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực và công nghệ hiện đại đầu tư phát triển nuôi biển tại Bình Định.
+ Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao: Công ty TNHH Việt Úc-Phù Mỹ đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ với diện tích 116,34 ha, đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như: Biofloc, semi Biofloc, vi sinh; ứng dụng công nghệ tự động hóa tất cả các hệ thống bơm nước, thiết bị sục khí, quạt nước trong trại nuôi tôm thương phẩm; thu thập và giám sát dữ liệu nhiệt độ, độ mặn, độ pH của nguồn nước biển đầu vào làm cơ sở để phân tích dữ liệu nước biển đầu vào; thu thập dữ liệu chất lượng nước nuôi như: nhiệt độ, độ mặn, độ pH, DO, kiềm,... bằng các đầu dò cảm biến tự động trong quá trình sản xuất tôm. Dữ liệu chất lượng nước sẽ được lưu trữ, cảnh báo online các giải pháp kỹ thuật khi chất lượng nước không đạt theo yêu cầu, giúp cho việc thực hiện cơ giới hóa đến mức cao nhất các công đoạn sản xuất, cho phép đáp ứng đến mức cao nhất các nhu cầu về kiểm soát khí hậu và địch hại. Công ty đang tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng và bước đầu đưa vào sản xuất với năng suất 30 - 40 tấn/ha/vụ.
+ Xây dựng vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ứng dụng công nghệ cao Biofloc, RAS,…; tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng tôm thẻ chân trắng: Đã xây dựng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng BTC-TC ứng dụng công nghệ Semmi Biofloc tại các vùng nuôi tập trung trong tỉnh, tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao; bước đầu đã hình thành các hình thức tổ chức sản xuất như nhóm cộng đồng nuôi tôm tiến tới hình thành liên kết xây dựng cánh đồng lớn, hình thành HTX… tạo tiền đề để xây dựng theo chuỗi giá trị ngành hàng bền vững. Hình thành từng vùng nuôi tập trung có nội quy, quy chế quản lý cộng đồng nhằm tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, phòng trừ dịch bệnh, đã thành lập được 06 Ban quản lý vùng nuôi với diện tích 170 ha và 01 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản để tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ. Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nuôi Biofloc, semi Biofloc tại 4 vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh hiện có cho các hộ nuôi.
- Về chế biến và xuất khẩu: Các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu hiện có được tiếp tục đầu tư chiều sâu, tăng năng lực sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, từng bước thực hiện đa dạng hóa mặt hàng gắn với tăng cường áp dụng các chương trình, hệ thống quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tiên tiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Bình Định có 07 Công ty chế biến thủy sản công nghiệp, tập trung chủ yếu ở thành phố Quy Nhơn với tổng công suất khoảng 19.500 tấn/năm. Các sản phẩm chế biến chủ yếu là tôm, các loại cá biển đông lạnh.
2.3.4. Lâm nghiệp
- Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên; nâng cao chất lượng rừng trồng. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2035. Đến nay, diện tích trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng sản xuất gỗ nhỏ sang gỗ lớn trên địa bàn tỉnh là 3.175 ha. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng (FSC) đến nay, có 05 đơn vị đã xây dựng phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2025 và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời được tổ chức GFA cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững với diện tích là 6.964,27 ha. Năm 2021, có 02 doanh nghiệp chế biến gỗ đang phối hợp với chính quyền địa phương và các chủ rừng lập phương án quản lý rừng bền vững và hồ sơ cấp chứng chỉ rừng FSC với khối lượng khoảng 3.000 ha rừng trồng.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng cây giống. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 03 đơn vị đang ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất cây nuôi cấy mô về giống lâm nghiệp, công suất sản xuất 32 triệu cây giống/năm, gồm: 01 đơn vị nhà nước là Công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn và 02 đơn vị tư nhân là Công ty TNHH Vũ Hà và Doanh nghiệp tư nhân dịch vụ cây trồng Nguyên Hạnh. Cây giống sản xuất ra được người tiêu thụ đánh giá cao, chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu trồng rừng của các địa phương.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin: Ứng dụng phần mềm Mapinfor, phần mềm QGis để theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ viễn thám sử dụng ảnh vệ tinh phục vụ việc quản lý, giám sát tài nguyên rừng, phần mềm Vtools mapinfo là ứng dụng cài đặt trên máy tính, smart phone, ipad… thu thập dữ liệu hình ảnh nhanh, chính xác sẽ giúp ngành kịp thời đối chiếu giữa bản đồ diễn biến tài nguyên rừng với ảnh vệ tinh tại thời điểm cập nhật để phát hiện sớm các biến động về diện tích, hiện trạng thay đổi rừng để kịp thời tổ chức kiểm tra, xác minh ngoài hiện trường, xử lý theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin để phát hiện sớm các điểm cháy rừng để tổ chức triển khai chữa cháy kịp thời, giảm đáng kể thiệt hại do cháy rừng gây ra. Ứng dụng phần mềm thống kê các vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp giúp việc xác minh, truy cứu đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
2.4. Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
Đã đầu tư xây dựng và hiện đại hóa trung tâm hậu cần nghề cá Tam Quan, tạo động lực phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Cảng cá Tam Quan đã được đầu tư hoàn thành ở khu E bằng nguồn ngân sách thị xã Hoài Nhơn với tổng vốn đầu tư 19,8 tỷ đồng và hoàn thành 163 mét kè đứng ở khu D bằng nguồn ngân sách tỉnh với tổng vốn đầu tư 110 tỷ đồng, đã được UBND tỉnh Bình Định công bố là cảng cá loại II theo Quyết định số 4954/QĐ-UBND ngày 13/12/2021 và Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố là cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác theo Quyết định số 5014/QĐ-BNN ngày 23/12/2021. Hiện tại các công trình này đang tiếp tục được đầu tư xây dựng, để trong tương lai sẽ nâng cấp cảng cá Tam Quan lên cảng cá loại I.
Ngoài ra, khu neo đậu Tam Quan đang được Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, đầu tư bằng nguồn vốn ODA, tổng mức đầu tư dự kiến là 210 tỷ đồng, để cải tạo, nâng cấp khu neo đậu đảm bảo sức chứa 1.200 tàu; khu neo đậu đầm Đề Gi đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 3211/QĐ-BNN ngày 20/7/2021, với tổng mức đầu tư dự kiến là 320 tỷ đồng, bao gồm: Ngân sách Trung ương đầu tư qua Bộ Nông nghiệp và PTNT là 300 tỷ đồng, ngân sách tỉnh Bình Định là 20 tỷ đồng (để đền bù giải phóng mặt bằng), thời gian thực hiện dự án từ năm 2022-2025, để cải tạo, nâng cấp khu neo đậu đảm bảo sức chứa 2.000 tàu.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đầu tư sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước để cung nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho Nhân dân. Đảm bảo đến năm 2025, tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hằng năm được tưới là 94,7%; trong đó, tưới bằng công trình thủy lợi kiên cố đạt tỷ lệ 89,6%. Trong thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau (vốn ODA, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, vốn ngân sách tỉnh), đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp 25 hồ chứa. Qua kiểm tra hiện trạng vẫn còn 36 hồ bị hư hỏng xuống cấp (trong đó, có 12 hồ xung yếu cần hạn chế tích nước trong năm 2021). Các hồ đập bị xuống cấp, hư hỏng không đảm bảo an toàn nêu trên đã được UBND tỉnh xác định ưu tiên đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Ngân sách Trung ương hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp 13 hồ; xây mới 6 đập dâng trong hệ thống Tân An-Đập Đá; đập dâng Phú Phong, hệ thống đập dâng Hà Thanh 1, kiên cố đê kè sông. Ngân sách tỉnh đầu tư sửa chữa, nâng cấp 12 hồ chứa; chuyển nước từ Văn Phong ra La Tinh; xây dựng kênh tưới Thuận Hạnh-Thuận Hiệp, xã Bình Thuận; xây dựng kênh tưới Đồng Mít; xây dựng trục thoát lũ sông Dinh; đập ngăn mặn An Mỹ. Đã đưa vào sử dụng nhiều dự án phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai như: Hồ Đồng Mít; dự án sửa chữa, nâng cao an toàn đập WB8, WB5, dự án khắc phục khẩn cấp an toàn hồ đập, dự án Tái thiết sau thiên tai, đập dâng Lão Tâm, đập dâng Cây Kê (Phù Mỹ), đập dâng Tà Loan (An Lão).
Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Năm 2021, đã thực hiện được 180km và Kế hoạch năm 2022 sẽ thực hiện 198 km, các địa phương đã phê duyệt thiết kế và bắt đầu triển khai thi công; nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, đến nay đã hoàn thành công tác bàn giao các công trình thuỷ lợi của địa phương về Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi và trình UBND tỉnh phê duyệt 571 điểm giao nhận giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi (theo Quyết định số 64/QĐ-UBND ngày 17/9/2020 của UBND tỉnh).
- Ứng dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn. Tập trung triển khai thực hiện các quy định của tỉnh về hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, Sở Nông nghiệp và PTNT đang triển khai xây dựng Đề án tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn. Trong đề án có xây dựng mô hình mẫu cho công trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước và Hướng dẫn thực hiện Chính sách hỗ trợ phát triển thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện các quy định của Trung ương về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: Từ đầu năm đến nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Bình Định tiếp tục thực hiện một số hoạt động xúc tiến nhằm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, cũng như định hướng các nhà đầu tư đến với tỉnh Bình Định, trong đó có lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, tỉnh đã thực hiện Danh mục ưu tiên mời gọi đầu tư giai đoạn 2021-2025, trong đó có 05 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay chưa có đơn vị tham gia đăng ký đầu tư các dự án nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư để tiếp tục thực hiện và triển khai thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đã phê duyệt; năm 2021, đã phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn cho 77 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tổng kinh phí 609.920,93 triệu đồng nhằm đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thutậ về nông nghiệp, nông thôn, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn tạo động lực thu hút đầu tư và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Năm 2022, đã phân bổ cho 71 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, với tổng kinh phí 830.649,488 triệu đồng.
- UBND tỉnh ban hành Đề án bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông, lâm, thủy, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 tại Quyết định số 4180/QĐ-UBND ngày 15/10/2021. Ưu tiên phát triển các dự án sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản đăng ký đầu tư trong cụm công nghiệp; từ năm 2021 đến nay, đã thu hút được 30 dự án đăng ký đầu tư xây dựng trong các cụm công nghiệp (trong đó: 26 dự án chế biến lâm sản và 04 dự án sản xuất ngư lưới cụ, chi tiết máy) trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư 4.932,19 tỷ đồng, tổng diện tích 87,89 ha.
2.5. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
- Đã tập trung chỉ đạo, thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đến cuối năm 2021, có 83/113 xã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 73,4% số xã; có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt 19,4% chỉ tiêu. Huyện Phù Cát đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 10/5/2022; lũy kế có 05/07 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, gồm: Thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, đạt 71,4% chỉ tiêu.
- Đã phê duyệt kế hoạch 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 và 10 xã thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022 trên địa bàn tỉnh; xây dựng chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025; quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025.
- Hỗ trợ thành lập mới 13 hợp tác xã nông nghiệp chuyên ngành theo sản phẩm, ngành hàng có lợi thế, có vùng nguyên liệu trên cơ sở tự nguyện, có nhu cầu của địa phương;  xây dựng 04 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (năm 2021: 02 hợp tác xã và năm 2022: 02 hợp tác xã) vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản theo liên kết chuỗi sản xuất, ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh ở hợp tác xã.
Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP) bằng nhiều nội dung và giải pháp thiết thực. Năm 2021, UBND tỉnh đã phê duyệt công nhận 53 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh; trong đó, 01 sản phẩm đạt hạng tiềm năng 5 sao, 05 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 47 sản phẩm đạt hạng 3 sao; lũy kế, đến nay đã công nhận 133 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh; trong đó, 06 sản phẩm đạt hạng tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 113 sản phẩm đạt hạng 3 sao.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; các địa phương đã chú trọng đến công tác xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm chủ lực của địa phơnwg. Năm 2021, UBND tỉnh đã phê duyệt công nhận 53 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh; trong đó, 01 sản phẩm đạt hạng tiềm năng 5 sao, 05 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 47 sản phẩm đạt hạng 3 sao; lũy kế, đến nay đã công nhận 133 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh; trong đó, 06 sản phẩm đạt hạng tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 113 sản phẩm đạt hạng 3 sao; đồng thời đã hỗ trợ 12 sản phẩm đặc trưng của các huyện, thị xã, thành phố đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới dạng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có gắn với tên địa danh; triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ bắt đầu thực hiện từ năm 2022 với nhiệm vụ “Xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định”.
- Bên cạnh đó, đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở, HTX trong việc quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chất lượng, an toàn, đạt các tiêu chuẩn OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu… tìm kiếm thị trường thông qua các kỳ hội chợ, phiên chợ hàng Việt, kết nối giao thương với các tỉnh, thành trong cả nước. Tiếp tục xây dựng Ấn phẩm “Sản phẩm OCOP Bình Định” cho các sản phẩm đạt danh hiệu OCOP năm 2021.
2.6. Triển khai rà soát xây dựng mới các chính sách và tổ chức thực hiện các chính sách, đề án, dự án, kế hoạch đã phê duyệt
- Đã tiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện 08 chính sách đã được ban hành còn hiệu lực và đề nghị tiếp tục triển khai thực hiện trong những năm tiếp theo, các chính sách đã mang lại hiệu quả trong sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp triển khai xây dựng mới 08 chính sách trình Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Triển khai xây dựng Đề án giải pháp về nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng phía Bắc huyện Phù Mỹ; Đề án Quản lý hạn tỉnh Bình Định; Đề án tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Sau 01 năm thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực. Khu vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển bộ mặt nông thôn, hạ tầng cơ sở được tăng cường; trong sản xuất, từ chỗ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang chú trọng chất lượng, giá trị và hiệu quả; chuyển từ mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình sang mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, dựa vào doanh nghiệp và trang trại, hoạt động theo cơ chế thị trường và đủ sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế; vai trò của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ xanh và sạch trong việc nâng cao chất lượng và giá trị của các sản phẩm nông nghiệp được chú trọng và phát triển. Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề. Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi mới. Các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống cư dân nông thôn ngày càng được nâng cao. Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn cơ bản được giữ vững.
III. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Khó khăn, hạn chế

- Tổng sản phẩm địa phương năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 trong lĩnh vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản chưa đạt chỉ tiêu của Nghị quyết.
- Hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung, sản phẩm chăn nuôi nói riêng gặp nhiều khó khăn, giá cả không ổn định. Mặt khác, giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng cao, dẫn đến chi phí chăn nuôi cao, người chăn nuôi ít lãi. Công tác dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước chưa thực sự hoạt động hiệu quả, gây lúng túng cho công tác định hướng sản xuất chăn nuôi theo từng thời điểm cụ thể tại các địa phương.
- Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả nhưng đòi hỏi cao về công nghệ, quy trình canh tác, vốn đầu tư… nên việc nhân rộng các mô hình công nghệ cao gặp khó khăn.
- Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp bước đầu phát triển nhưng vẫn chưa đồng đều giữa các khâu trong sản xuất. Một số loại máy chưa phát huy được hiệu quả cao do đồng ruộng có quy mô diện tích lô thửa nhỏ bé, manh mún, cơ sở hạ tầng yếu kém nên gây khó khăn trong việc đi lại, làm ảnh hưởng việc cơ giới hóa đồng bộ trong canh tác và cản trở việc ứng dụng rộng rãi các loại máy nông nghiệp hiện đại.
- Tình hình hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp gặp khó khăn, nhất là các hợp tác xã mới thành lập. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các hợp tác xã hạn chế triển khai các hoạt động hội họp đông người, tổ chức các dịch vụ, thâm nhập thị trường, tìm kiếm đối tác xây dựng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản. Một số hợp tác xã đã có sản phẩm (chủ yếu là trái cây, rau, thực phẩm) rất khó khăn để tiêu thụ hàng hóa buộc phải giảm lượng sản xuất do các nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch đóng cửa trong thời gian dài.
- Chương trình OCOP là một chương trình mới, nên việc triển khai thực hiện bước đầu còn lúng túng, cán bộ quản lý, hướng dẫn thực hiện chủ yếu là kiêm nhiệm, phụ trách nhiều công việc, nên hiệu quả hoạt động chưa cao.
- Bộ máy chuyên trách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ tỉnh đến huyện, xã còn thiếu; trong đó, một số địa phương phân công cán bộ chuyên trách nông thôn mới cấp xã chưa đúng quy định nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương phân bổ chậm; nguồn thu ngân sách địa phương còn hạn chế, nên khó khăn trong việc chủ động triển khai thực hiện một số dự án, chương trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất.
2. Nguyên nhân
- Dịch Covid-19 đã làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh gặp nhiều khó khăn, như: giá của một số nông sản giảm và khó tiêu thụ, trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, như: phân bón, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, xăng, dầu,…ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
- Tình hình thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu đã gây nhiều bất lợi đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.
- Việc quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THỜI GIAN ĐẾN
1. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nghị quyết đạo hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 14/5/2021 của tỉnh ủy, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
2. Tập trung rà soát, sửa đổi, ban hành các cơ chế, chính sách, quy hoạch đang thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; trong đó có các chính sách: khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2022-2025 trên địa bnà tỉnh Bình Định; khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; khuyển khích đầu tư, phát triển nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ phát triển trồng rừng sản xuất sản xuất cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định.
3. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trong đó tập trung nghiên cứu, khảo nghiệm, tuyển chọn và sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; ứng dụng công nghệ cao vào canh tác, kỹ thuật nuôi trồng và xử lý môi trường; hoàn thiện hệ thống tưới trong sản xuất; rà soát, đánh giá lại hiệu quả các chương trình, đề án phát triển sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh,...
Đẩy mạnh việc chuyển giao, nhân rộng các quy trình canh tác lúa cải tiến vào sản xuất trên các cánh đồng lớn, cánh đồng mẫu lớn, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm. Duy trì, phát triển và mở rộng dự án cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa áp dụng quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại các vùng sản xuất lúa tập trung ở huyện, thị xã: Tuy Phước, Tây Sơn, An Nhơn, Hoài Nhơn,... Kêu gọi và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đầu tư các dự án sản xuất trồng trọt công nghệ cao. Phối hợp các địa phương duy trì và mở rộng vùng sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap tại 08 vùng sản xuất rau ở các huyện, thị xã: Tuy Phước, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Hoài Nhơn gắn với xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm rau an toàn Bình Định tiêu thụ trong hệ thống siêu thị và thị trường trong và ngoài tỉnh.
Tiếp tục phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển các đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Ứng dụng công nghệ cao để đầu tư, nâng cấp xây dựng trang trại chăn nuôi heo tự động, khép kín, thân thiện với môi trường; chăn nuôi theo hướng hữu cơ, VietGAHP, tăng tỷ lệ heo lai; phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ, giai đoạn 2021-2025 gắn với phát huy nhãn hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Định”; tiếp tục ứng dụng công nghệ 4.0 để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà hiện đại, tiên tiến, tạo sản phẩm sạch, năng suất, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm; phát triển chăn nuôi gà thả đồi. Tiếp tục xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện cơ cấu lại ngành thủy sản theo hướng phát triển khai thác xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển và ven biển; tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá; chú trọng phát triển chế biến thủy sản. Tiếp tục ứng dụng khoa học kỹ thuật trong khai thác, bảo quản để nâng chất lượng thủy sản sau khai thác. Xây dựng và nhân rộng chuỗi liên kết khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định; đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cảng cá Tam Quan để đạt tiêu chuẩn cảng cá loại I; xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đầm Đề Gi, huyện Phù Cát đạt quy mô cấp vùng; đầu tư cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá như kho cấp đông bảo quản sản phẩm thủy sản, cơ sở sản xuất cung ứng nước đá sạch ... tại các cảng cá Quy Nhơn, Đề Gi-Phù Cát, Tam Quan Bắc. Kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành. Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi tập trung TC-BTC, tạo điều kiện để ứng dụng công nghệ cao trong quá trình sản xuất.
Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên; nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng gỗ lớn. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2035; xây dựng các chuỗi liên kết trồng rừng gỗ lớn giữa Doanh nghiệp với các hộ trồng rừng; xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho diện tích rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn. Tiếp tục ứng dụng các phần mềm để theo dõi biến động rừng và đất lâm nghiệp, phát hiện sớm cháy rừng để quản lý hiệu quả diện tích rừng hiện có và diện tích rừng tạo mới nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
4. Tiếp tục hoàn thiện thủy lợi nội đồng, phát triển thủy lợi nhỏ trên địa bàn tỉnh; trong đó, ưu tiên hoàn thiện hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động cấp nước cho diện tích chuyên trồng lúa, diện tích các cây trồng cạn chủ lực của tỉnh, vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Tập trung xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án. Đồng thời, huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi.
5.  Đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Tập trung nguồn lực, xây dựng kế hoạch và giải pháp cụ thể để thực hiện hoàn thành các mục tiêu của chương trình; thực hiện có hiệu quả các đề án đặc thù phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới đã được Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đi vào chiều sâu, chất lượng; phối hợp các địa phương hướng dẫn các chủ thể có sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm 5 sao cấp Trung ương. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP; hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm được chứng nhận OCOP.
6. Nâng cao năng lực, vai trò,  hiệu quả hoạt động của các tổ chức hợp tác của nông dân trong việc tổ chức sản xuất theo chuỗi từ cung cấp dịch vụ đầu vào, bảo quản, chế biến nông sản và tiếp cận thị trường. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; trong đó, tăng cường khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, xác định doanh nghiệp giữ vai trò là “trụ cột”, nồng cốt, dẫn dắt, đưa khoa học, công nghệ, trình độ quản lý vào chuỗi giá trị

Nguồn tin: Nguyễn Thị Bình-THQH:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

- Thông báo kỳ thi tuyển dụng viên chức 2024
- Thông báo: Mời báo giá máy tính laptop năm 2024
- Hồ sơ Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2030.
Thông báo hủy mời thầu - Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Long Mỹ sử dụng công nghệ đốt rác phát điện
Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Nghĩa trang Đồi Pháo, Hoài Hảo
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu nhà ở kết hợp chỉnh trang đô thị tại khu vực phía Nam và phía Bắc đường Tăng Bạt Hổ, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu nhà ở kết hợp chỉnh trang đô thị tại khu vực phía Nam và phía Bắc đường Tăng Bạt Hổ, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước
- Thông báo: Thông báo tuyển dụng Kế toán, Phiên dịch viên Dự án Làng Hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ - lần 2
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ
- Thông báo: Bổ sung 58 thủ tục hành chính thực hiện thí điểm chỉ tiếp nhận hồ sơ bằng hình thực trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Thông báo kỳ thi tuyển dụng viên chức 2023:
+ Hoàn thiện và nộp hồ sơ trúng tuyển viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
+ Quyết định công nhận kết quả thi tuyển viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
+ Nội quy thi phỏng vấn (vòng 2), kỳ thi tuyển dụng viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
+ Triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định năm 2023
+ Nội dung tài liệu ôn tập kiểm tra, sát hạch (vòng 2), kỳ tuyển dụng viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
+ Kết quả kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển; Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2 tuyển dụng và hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển viên chức
+ Kế hoạch Tuyển dụng viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
- Văn bản và biểu mẫu xây dựng Kế hoạch đầu tư công 2024
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Nhà ở xã hội Nhơn Phú 2, phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn
- Thông báo: Giá trị và tỷ lệ giải ngân của các chủ đầu tư đến 28/6/2023
- Thông báo: Giá trị và tỷ lệ giải ngân của các chủ đầu tư đến 31/5/2023
- Thông báo: Giá trị và tỷ lệ giải ngân của các chủ đầu tư đến 04/5/2023
- Thông báo: Giá trị và tỷ lệ giải ngân của các chủ đầu tư đến 29/3/2023
- Công bố Danh mục khu vực nạo vét đầm Thị Nại theo hình thức xã hội hoá
- Thông báo về việc bán thanh lý tài sản (vật tư, vật liệu) thu hồi do tháo dỡ Trụ sở làm việc cũ của Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Văn bản và Phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023.
- Thông báo khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư Dự án: Cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn theo hình thức đối tác công tư PPP (hợp đồng BOO)
- Thông báo: Lịch tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
Thông cáo báo chí Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị và Xúc tiến đầu tư Vùng.
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu đô thị và du lịch An Quang, huyện Phù Cát
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu đô thị và du lịch An Quang, huyện Phù Cát
- Dự thảo lấy ý kiến: Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Thông báo Về việc mời đăng ký thực hiện dự án tại Khu thiết chế Công đoàn - Khu CC-09 thuộc Khu đô thị Long Vân, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn
- Thông báo mời quan tâm lựa chọn nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Tân Tường An, xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ
- Thông báo mời quan tâm lựa chọn nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Hoài Hương, phường Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn
- Thông báo mời quan tâm lựa chọn nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bình Tân, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn
- Thông báo mời quan tâm lựa chọn nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bình An, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước
- Thông báo mời quan tâm lựa chọn nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Đệ Đức - Hoài Tân, phường Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn


- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn (lần 2)
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - dự án Trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực vận tải Phù Cát (Lần 2)
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Showroom trưng bày, mua bán, bảo trì bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng xe ô tô, phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất (lần 2) - Dự án Khu kho bãi, dịch vụ, logistics (KB-DV 05)
- Hồ sơ góp ý dự thảo Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Quét mã QR code để tải biểu mẫu về đăng ký doanh nghiệp.
- Góp ý dự thảo Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án Làng Hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc (KVPVP) tại tỉnh Bình Định (lần 2)

- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu dân cư trung tâm xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn
- Thông báo - Về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu đô thị thương mại - dịch vụ phía Nam đường Đô Đốc Bảo, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn
- Dự thảo Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án và các biểu mẫu thu thập thông tin Dự án Làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc
- Thông báo - Về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu nhà ở kết hợp chỉnh trang đô thị - Trung tâm thương mại dịch vụ đô thị Hoài Thanh Tây
- Thông báo - Về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực vận tải Phù Cát
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu kho bãi, dịch vụ, logistics (KB-DV 05)
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu kho bãi, dịch vụ, logistics (KB-DV 04)
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu A3 (Eco-Lagoon) - Khu đô thị thương mại Bắc sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn
- Dự thảo Quyết định ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu đô thị Bình Chương Nam, phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu phố thương mại - dịch vụ thuộc khu đô thị Phú Mỹ Tân
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu đô thị Khang Mỹ Lộc, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu dân cư - Thương mại - Dịch vụ Đông Bắc Bằng Châu, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn
Công văn và biểu mẫu rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025
Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu đô thị Bắc Bằng Châu, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn
Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu đô thị mới phía Bắc KDC Phú Mỹ Lộc dọc Quốc lộ 1A cũ và Quốc lộ 1A mới
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu đô thị phía Nam cây xăng dầu Việt Hưng
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất- Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và dân cư khu vực suối nước nóng Hội Vân
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất (lần 2) - Dự án Khu du lịch Eo Vượt 1, Khu kinh tế Nhơn Hội
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất (lần 2) - Dự án Khu du lịch Eo Vượt 2, Khu kinh tế Nhơn Hội
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất (lần 2) - Dự án Khu vui chơi Phú Hậu - Cát Tiến, Khu kinh tế Nhơn Hội
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất Dự án Khu đô thị mới Nhơn Bình
- Thông báo đính chính Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu dân cư Phúc Gia Tân
Thông báo mời quan tâm Dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu đô thị Trà Quang Nam, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ
Thông báo mời quan tâm Dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu dân cư Phúc Gia Tân
Thông báo mời quan tâm Dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu vui chơi Phú Hậu - Cát Tiến, Khu kinh tế Nhơn Hội
Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu du lịch Bãi Bàng Bé
Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu du lịch Eo Vượt 2, Khu kinh tế Nhơn Hội
Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu du lịch Eo Vượt 1, Khu kinh tế Nhơn Hội

Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng - Dự án Cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt thị trấn Phú Phong

Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Chuyển đổi sang đất ở đô thị trên một phần diện tích của Dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ Du lịch Nhơn Hội
Thông báo mời quan tâm - Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư Ánh Việt
Thông báo mời quan tâm - Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và dân cư khu vực suối nước nóng Hội Vân

2644/QĐ-UBND

Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính liên thông trong lĩnh vực Đầu tư tại Việt Nam thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 14/11/2022

lượt xem: 1388 | lượt tải:292

16/KH-SKHĐT

Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2022 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 14/11/2022

lượt xem: 1160 | lượt tải:213

364/QĐ-SKHĐT

Quyết định về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022

Thời gian đăng: 14/11/2022

lượt xem: 1058 | lượt tải:212

335/QĐ-SKHĐT

Quyết định về việc phê duyệt cấp độ an toàn Hệ thống thông tin

Thời gian đăng: 01/12/2021

lượt xem: 2241 | lượt tải:805

2143/SKHĐT-VP

Hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 12/11/2021

lượt xem: 5587 | lượt tải:1838
Công dân hỏi - Giám đốc sở trả lời
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay5,709
  • Tháng hiện tại105,754
  • Tổng lượt truy cập63,307,722
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây