I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU, KHÂU ĐỘT PHÁ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tổ chức thực hiện các mục tiêu cụ thể đến năm 2030
a) Về xã hội
- Chỉ số phát triển con người (HDI) của tỉnh như sau: 0,681 (2018); 0,691 (2019); 0,702 (2020);
- Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh (triệu đồng/người/năm) như sau: 36,3 (2018); 40,3 (2019); 41,3 (2020); 43,4 (2021). Đối với xã đảo Nhơn Châu là 50,06 (2021);
- Hạ tầng kinh tế - xã hội của xã đảo Nhơn Châu (Cù Lao Xanh): Xã Nhơn Châu được công nhận là xã đảo tại Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 13/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Xã có diện tích 362,14 ha, có 567 hộ gia đình và 2.287 nhân khẩu. Về giao thông, đường trục thôn dài 14,38 km; đường xóm, ngõ xóm dài 9,62 km đã bê tông hóa 100 %. Về hệ thống cảng và công trình phòng, chống thiên tai, công trình Cảng cá Cù Lao Xanh hạng mục Bến cho tàu lớn, bến cho tàu nhỏ kết hợp kè và bến được đầu tư xây dựng từ 1997 - 2000 và công trình Kè chắn sóng phía đông Cảng cá Cù lao Xanh được xây dựng giai đoạn 2000 - 2001 thuộc Công trình cấp 5, chiều dài 238 m, kết cấu khối lăng trụ xếp đá hộc, mái phía biển xếp các khối Tarapod. Về hạ tầng điện, dự án Kéo điện lưới Quốc gia bằng cáp ngầm xuyên biển cho đảo Nhơn Châu triển khai từ ngày 12/5/2020 đã thi công các hạng mục gồm: đường dây 22 kv dài 0,93 km; 02 trạm biến áp với tổng dung lượng 650 kVA và đường dây hạ áp dài 4,36 km. Dự án đóng điện vào ngày 18/8/2020. Về giáo dục, xã có 01 Trường Mẫu giáo Nhơn Châu và 01 Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nhơn Châu đạt cơ sở vật chất mức độ 1. Về hạ tầng thương mại nông thôn, xã có Chợ Nhơn Châu với diện tích 238 m2. Về thông tin và truyền thông, xã có Bưu điện văn hóa trực thuộc Bưu điện thành phố Quy Nhơn với diện tích 115,2 m2 và có 02 trụ ăng ten viễn thông (Viettel và Mobiphone) đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho người dân. Công tác thông tin tuyên truyền của xã được thực hiện qua Hệ thống Đài truyền thanh xã phát 3,5 giờ/ngày. Về hạ tầng nhà ở, tổng số nhà ở đạt chuẩn là 432/476 nhà. Về y tế, Trạm y tế xã đảm bảo đạt chuẩn quốc gia về y tế. Về hạ tầng nước sạch, công trình Hồ nước ngọt Nhơn Châu dung tích 88.000 m3 được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng trong năm 2019, đảm bảo cung cấp nước hợp vệ sinh, nước sạch cho nhân dân và lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn (Đại đội hỗn hợp Đ30, Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh và Đồn Biên phòng Nhơn Châu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BCHBĐBP) tỉnh). Về môi trường, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt để xử lý rác thải trên địa bàn xã với kinh phí dự kiến 9.511.707.000 đồng.
b) Về khoa học, công nghệ
Công tác tổ chức thực hiện việc tiếp cận, tận dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến về biển được triển khai thông qua hoạt động tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ, duy trì và phát triển các chương trình hợp tác với các trung tâm, đơn vị nghiên cứu khoa học; thiết lập các mối quan hệ và xây dựng các chương trình hợp tác trong và ngoài nước nhằm thu hút nguồn lực và chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững kinh tế biển; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học biển, các đối tượng sinh vật biển quý hiếm. Nội dung này được Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị liên quan, các Viện, trường, các tổ chức hoặc cá nhân có chức năng nghiên cứu và có nhu cầu tham gia triển khai hằng năm. Trong thời gian qua, tỉnh đã ưu tiên triển khai thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ về lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ biển; phát triển kinh tế hàng hải; phát triển lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản.
c) Về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng
- Việc ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển: Hằng năm, các cơ quan quản lý môi trường đều tham mưu UBND tỉnh triển khai Quyết định số 1994/QĐ-UBND ngày 12/6/2018 về việc ban hành quy trình và cơ chế phối hợp triển khai đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh và tăng cường kiểm tra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trong đó chú trọng các cơ sở có tiềm năng ô nhiễm lớn. Về giám sát môi trường biển, các cơ quan quản lý nhà nước đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ liên quan theo chức năng và nhiệm vụ như: Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) thực hiện “Quan trắc môi trường nước biển ven bờ và trầm tích biển tỉnh Bình Định” tại 36 điểm (tầng mặt, tầng giữa, tầng đáy); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) thực hiện quan trắc môi trường nước vùng nuôi trồng thủy sản hằng năm (10 điểm quan trắc vùng nuôi tôm nước lợ và 01 điểm quan trắc vùng nuôi thủy sản nước mặn); Ban Quản lý Khu kinh tế (BQLKKT) tỉnh thực hiện quan trắc đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường trên địa bàn KKT Nhơn Hội (02 điểm chất lượng trầm tích nước biển, nước mặt khu vực đầm Thị Nại; 05 điểm môi trường nước mặt đầm Thị Nại; 08 điểm chất lượng nước biển ven bờ). Bên cạnh đó, Sở TNMT đang tham mưu vận hành hệ thống quản lý dữ liệu quan trắc tự động các nguồn thải trên địa bàn tỉnh, rà soát các cơ sở thuộc đối tượng lắp đặt trạm quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục để kết nối truyền dữ liệu quan trắc về Sở TNMT. Trên địa bàn tỉnh, hiện có 03 cơ sở hoạt động xả thải ra môi trường ven đầm có đầu tư trạm quan trắc tự động nước thải: Nhà máy xử lý nước thải của Khu công nghiệp (KCN) Nhơn Hội do Ban Quản lý dự án và Giải phóng mặt bằng Khu kinh tế tỉnh quản lý, xả thải ra đầm Thị Nại; Nhà máy xử lý nước thải 2A do Phòng Quản lý đô thị thành phố Quy Nhơn quản lý, xả thải ra sông Hà Thanh chảy vào đầm Thị Nại; Nhà máy xử lý nước thải KCN Phú Tài do Công ty CP Đầu tư và xây dựng Bình Định quản lý, xả thải ra sông Hà Thanh chảy vào đầm Thị Nại. Hiện nay, tỉnh đang triển khai dự án “Xây dựng, lắp đặt và vận hành các trạm quan trắc tự động trên địa bàn tỉnh”, dự kiến lắp đặt 06 trạm, trong đó có 01 trạm quan trắc môi trường tự động nước biển tại thành phố Quy Nhơn. Sở TNMT tiếp tục thực hiện công tác quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu về các nguồn thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại) của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh (được xây dựng vào năm 2016). Đến nay, hệ cơ sở dữ liệu nguồn thải tỉnh Bình Định đang vận hành và lưu trữ dữ liệu về nguồn thải đối với khoảng 350 cơ sở trên địa bàn tỉnh (trong đó có khoảng 20 cơ sở hoạt động ven biển, chủ yếu tập trung lĩnh vực khách sạn, khu du lịch, nuôi trồng thủy sản). Bên cạnh đó, Sở TNMT đang triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu, điều tra, kiểm soát nguồn thải trực tiếp gây suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường vùng biển ven bờ tỉnh Bình Định” (2021 - 2022). Trong năm 2021 đã tiến hành điều tra, thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu, số liệu về hiện trạng xả thải tại các địa phương ven biển, đồng thời lập danh mục các đối tượng và tiến hành điều tra chi tiết. Ngoài ra, thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ môi trường, BQLKKT tỉnh đã thống kê quy mô, tính chất của chất thải (nước thải, chất thải rắn, chất thải sinh hoạt) trên địa bàn KKT Nhơn Hội và Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn thống kê các lượt tàu thanh thải chất thải sinh hoạt và giám sát các tàu thanh thải dầu bẩn tại khu vực Cảng biển Quy Nhơn. Về việc thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hóa về biển, đảo, địa phương đã tham gia góp ý đối với sản phẩm dự án “Xây dựng Khung kiến trúc cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin phục vụ đồng bộ cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển quốc gia và cơ sở dữ liệu địa phương” do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì xây dựng, đồng thời Sở TNMT đã tham mưu UBND tỉnh triển khai “Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo tỉnh Bình Định”;
- Quản lý và bảo vệ các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo: Hằng năm, trên địa bàn 31 xã, phường, thị trấn ven biển đều duy trì triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản”. Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc giao quyền quản lý cho các tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại 04 khu vực biển thuộc thành phố Quy Nhơn với tổng diện tích 46,133 ha.
2. Tổ chức thực hiện 3 khâu đột phá
a) Hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển
Bên cạnh việc ban hành Chương trình hành động của Tỉnh ủy, Kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW thì tỉnh Bình Định cũng đã ban hành văn bản số 91/UBND-KT ngày 06/01/2022 chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 và Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 470/QĐ-UBND ngày 18/02/2020. Việc thể chế phát triển bền vững kinh tế biển được thực hiện trong các ngành, lĩnh vực trọng tâm (các văn bản thể chế được liệt kê tại mục 3b về Hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển).
b) Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao
Về khai thác thủy sản, trong những năm qua, khai thác thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác, bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản như: sử dụng thiết bị dò cá bằng sóng siêu âm, máy đo dòng chảy; sử dụng máy thu lưới, thu câu, thiết bị định vị vệ tinh...; sử dụng công nghệ khai thác cá ngừ đại dương bằng công nghệ Nhật Bản; ứng dụng vật liệu mới, có tính cách nhiệt tốt để làm hầm bảo quản như Polyurethan; áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến vào sản xuất như dùng thiết bị lạnh, bảo quản bằng công nghệ nano... Nhằm tăng giá trị sản phẩm cá ngừ đại dương, tỉnh đang triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy tạo xung làm ngất trong xử lý cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản trên các tàu câu cá ngừ đại dương”. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục triển khai mô hình đánh bắt, bảo quản cá ngừ đại dương theo phương pháp hiện đại của Nhật Bản xuất phát từ Đề án “Tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi” do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ thực hiện từ năm 2014. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN và PTNT tham mưu triển khai thực hiện mô hình chuỗi liên kết khai thác, thu mua, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị cá ngừ đại dương: chuỗi liên kết giữa Công ty Thịnh Hưng với 160 tàu làm nghề khai thác cá ngừ đại dương; chuỗi liên kết của Công ty Hồng Ngọc với hơn 100 tàu khai thác cá ngừ đại dương; chuỗi liên kết giữa công ty TNHH Mãi Tín Bình Định với ngư dân khai thác cá ngừ đại dương để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ.
Về nuôi trồng thủy sản, một số đơn vị kinh doanh đã áp dụng khoa học kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hoặc bán thâm canh ứng dụng công nghệ cao (tự động hóa tất cả các hệ thống bơm điều khiển trong trại nuôi tôm thương phẩm; tự động hóa việc thu thập và giám sát dữ liệu nhiệt độ, độ mặn, độ pH của nguồn nước biển đầu vào; tự động hóa mô hình điều khiển quạt oxy trong nước cho các ao nuôi; tự động hóa việc thu thập dữ liệu chất lượng nước nuôi bằng các đầu dò cảm biến tự động trong quá trình nuôi tôm. Dữ liệu chất lượng nước sẽ được lưu trữ, cảnh báo online các giải pháp kỹ thuật khi chất lượng nước không đạt theo yêu cầu) như Công ty TNHH Việt Úc Phù Mỹ và Công ty TNHH Thành Ly. Tỉnh đã thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nuôi tại 04 vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh trên địa bàn tỉnh đối với đề tài nghiên cứu xây dựng Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei) thương phẩm bán thâm canh, thâm canh ứng dụng công nghệ Semi-BioFloc theo hướng phát triển bền vững, ít thay nước, thân thiện với môi trường. Về phát triển sản xuất giống thủy sản, hiện nay, tại tỉnh có 02 công ty chuyên sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao, có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam - chi nhánh 3 tại Bình Định và Công ty cổ phần Việt - Úc Bình Định.
Bên cạnh đó, tỉnh đã xây dựng Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được ban hành tại Quyết định số 2122/QĐ-UBND ngày 01/6/2020.
c) Phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, các khu công nghiệp, khu đô thị, các vùng biển với cảng biển
Về lĩnh vực xây dựng đã đạt một số kết quả sau: Đô thị Cát Khánh đạt chuẩn đô thị loại V theo Quyết định số 5094/QĐ-UBND ngày 21/12/2021 của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, ngành xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các quy hoạch khu đô thị sinh thái ven biển; các khu đô thị ven biển theo hướng hiện đại gắn với phát triển du lịch và dịch vụ biển như sau: Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng KKT Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2040; Quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000 Khu vực phía Nam đầm Đề Gi, huyện Phù Cát đến năm 2035; Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035; Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu vực xung quanh Đầm Thị Nại; Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị du lịch Phương Mai (Phân khu 5), KKT Nhơn Hội; Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị du lịch Nhơn Hội (Phân khu 03), KKT Nhơn Hội; Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Bảo tồn và phát triển du lịch bền vững khu vực làng chài xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn; Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 các điểm du lịch - dịch vụ dọc tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu; Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Phân khu 2 - Khu trung tâm đô thị du lịch biển, Khu vực phía Nam vùng đầm Đề Gi, huyện Phù Cát; Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Quỹ đất dọc đường ven biển đoạn Đề Gi - Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ; Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu dân cư, dịch vụ, thương mại dọc biển huyện Hoài Nhơn.
Về lĩnh vực du lịch, nhiều dự án trọng điểm dọc tuyến Nhơn Lý - Cát Tiến, Quốc lộ 1D đã hoàn thành và đi vào hoạt động như: Dự án Quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Nhơn Lý; Học viện golf FLC Quy Nhơn; Khu dã ngoại Trung Lương và Crown Retreat Quy Nhon Resort (Cát Tiến, Phù Cát); Khách sạn Hương Việt; Khách sạn Anya; Resort cao cấp Anatara, Casa Marina Resort (Bãi Xếp, Ghềnh Ráng)... Một số dự án có quy mô đầu tư lớn đang triển khai như: Giai đoạn 2 dự án Quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý; dự án Khu du lịch cộng đồng Làng Sông; Khu du lịch Hải Giang Merry Land... Về cơ sở hoạt động lưu trú, trên địa bàn tỉnh có 386 cơ sở với tổng số phòng đạt 11.792 phòng, trong đó, các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng đạt chuẩn.
Về lĩnh vực giao thông, dự án Đường ven biển (các đoạn: Cát Tiến - Đề Gi; Lại Giang - Tam Quan Bắc) đã thi công hoàn thành. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang triển khai thi công xây dựng 03 dự án tuyến đường kết nối đến đường ven biển gồm: tuyến đường kết nối từ Trung tâm Thị xã An Nhơn đến Đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại; tuyến đường kết nối với Đường ven biển (ĐT.639) trên địa bàn Thị xã Hoài Nhơn; tuyến đường kết nối từ đường phía tây tỉnh (ĐT.638) đến đường ven biển (ĐT.639) trên địa bàn huyện Phù Mỹ.
Về lĩnh vực hàng hải, hệ thống cụm cảng Quy Nhơn bao gồm: Cảng Quy Nhơn (Cảng tổng hợp quốc gia, loại 1), Cảng Thị Nại, Cảng Tân Cảng miền Trung, Cảng Tân Cảng Quy Nhơn. Cụm cảng nằm trong Vịnh Quy Nhơn là cửa ngõ ra Biển Đông của khu vực Nam Trung bộ, Tây nguyên và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông, nằm sát với tuyến đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho tàu biển nước ngoài ra vào. Cảng Quy Nhơn nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (đô thị loại I).
Về lĩnh vực thủy sản, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới Cảng cá Tam Quan và đưa vào hoạt động trong năm 2021 với tổng diện tích vùng nước cảng 10 ha, độ sâu luồng vào cảng 5 m, diện tích đất cảng 3,8 ha, trang thiết bị chủ yếu phục vụ bốc dỡ hàng hóa, số lượt tàu cá về qua cảng 20.000 lượt/năm, năng lực bốc dỡ hàng hóa 40.000 tấn/năm, tổng sản lượng thủy sản lên cảng ước đạt 20.000 tấn/năm. Đối với luồng lạch tại cửa biển Đề Gi, Tam Quan bị bồi lấp, hàng năm, UBND tỉnh có bố trí kinh phí ngân sách kết hợp với việc kêu gọi xã hội hóa bằng cách cho doanh nghiệp thi công nạo vét được tận thu cát.
Về lĩnh vực dịch vụ logistics, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 600 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến dịch vụ logistics, hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Về lĩnh vực năng lượng tái tạo, trên địa bàn tỉnh có tổng số 08 dự án điện gió và điện mặt trời đã đi vào vận hành phát điện (gồm 03 dự án điện gió với tổng công suất 77,4 MW; 05 dự án điện mặt trời với tổng công suất 415,5 MWp) tăng về số lượng so với năm 2020. Về đầu tư phát triển lưới điện đấu nối các dự án điện gió và điện mặt trời, tỉnh có 03 trạm biến áp 220 kV với tổng công suất 750 MVA và tổng chiều dài đường dây 220 kV khoảng 192 km; 15 trạm biến áp 110 kV với tổng dung lượng 851 MVA (không tính các trạm biến áp 110 kV nâng áp tại các nhà máy điện) và tổng chiều dài đường dây 110 kV khoảng 468 km. Lưới điện đấu nối các dự án điện gió, điện mặt trời vào hệ thống điện quốc gia đã được đầu tư đồng bộ, kịp thời cơ bản giải tỏa hết công suất phát điện của các nhà máy.
Về hạ tầng KKT Nhơn Hội đạt được kết quả như sau:
- Giao thông đối nội: tuyến đường trục Đông - Tây dài khoảng 05 km, lộ giới 56 m; tuyến đường trục Bắc - Nam dài khoảng 15 km, lộ giới 65 - 80 m; tuyến đường chuyên dụng phía Tây chiều dài 07 km, lộ giới 45 - 65 m; tuyến đường ra cảng Nhơn Hội chiều dài 1,8 km, lộ giới 45 m; tuyến đường lõi trung tâm khu đô thị, chiều dài 1,8 km, lộ giới 30 m; tuyến đường liên khu vực Khu đô thị du lịch Nhơn Hội 516 m, lộ giới 27 m; sửa chữa nâng cấp tuyến đường Nhơn Hải - Nhơn Hội, chiều dài 5,03 km, lộ giới 13 m; đường nối từ đường trục KKT đến Khu tâm linh chùa Linh Phong chiều dài 2,6 km; tuyến đường trục KKT nối dài từ Km0+00 - Vịnh Mai Hương, chiều dài 1,182 km, lộ giới 80 m và tuyến đường vành đai phía đông, chiều dài 1,5 km, lộ giới 27 m chạy qua các khu chức năng chính của KKT, đáp ứng nhu cầu phát triển quỹ đất được quy hoạch và tạo thuận lợi về giao thông để đẩy nhanh tiến độ xây dựng của các nhà đầu tư. Đầu tư xây dựng hoàn thành các tuyến đường khu vực trong KCN, Khu đô thị Nhơn Hội, lộ giới 45 - 65 m. Xây dựng mới các tuyến đường chính, lộ giới 27 - 45 m và các tuyến đường khu vực lộ giới 17 - 25 m;
- Giao thông đối ngoại: tuyến đường Quốc lộ 19 (đoạn từ Cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ 1), dài 17,4 km, lộ giới 30 - 50 m; đường trục KKT Nhơn Hội nối dài 18,5 km kết nối KKT Nhơn Hội với Quốc lộ 1 và tuyến đường từ Quốc lộ 1 đến cổng sân bay Phù Cát dài 1,6 km, lộ giới 20,5 m; đường ven biển đoạn Cát Tiến - Đề Gi dài 21,5 km kết nối đường trục KKT nối dài (Km1+100), thuộc thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát với xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, lộ giới 20,5 m;
- Một số công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu khác: trạm bơm tăng áp 12.000 m3/ngày và tuyến ống cấp nước từ Quy Nhơn qua KKT Nhơn Hội phục vụ cho KCN và khu tái định cư Nhơn Phước; trạm biến áp 110 kV Nhơn Hội và nhánh rẽ với công suất 02x40 MVA được hạ áp xuống 22 kV; Nhà máy điện mặt trời (50 MW), Nhà máy phong điện Phương Mai 3 (21 MW), Phương Mai 1 (30 MW) và Nhà máy phong điện Nhơn Hội 01 và 02 (60 MW) đã đầu tư hoàn thành cung cấp nguồn điện năng cho KKT; Nhà máy xử lý nước thải (giai đoạn 01) công suất 2.000 m3/ngày đêm; Khu cải táng Cát Nhơn - Cát Hưng (giai đoạn 01); Khu cải táng suối Lồ Ồ; Khu xử lý chất thải rắn (giai đoạn 01); Hạ tầng kỹ thuật Khu trung tâm KKT; Hạ tầng kỹ thuật Khu Tái định cư Nhơn Phước và Khu Tái định cư Cát Tiến; Khu neo đậu tàu thuyền đã bước đầu hoàn thành, đủ điều kiện phục vụ cho các dự án trong KKT; Hệ thống điện chiếu sáng dọc đường trục; Thông tin liên lạc sử dụng 03 trạm Host (VNPT và Viettel) và các trạm vệ tinh hiện có, trên cơ sở nâng cấp công nghệ thế hệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu khoảng 120.000 lines đến 150.000 lines, tương ứng với khoảng 06 điểm cung cấp tín hiệu (với modul máy từ 5.000 lines đến 20.000 lines); trạm quan trắc nước thải tự động cho hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội.
3. Thực hiện các giải pháp chủ yếu
a) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội
Công tác tuyên truyền nội dung quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo được triển khai thông qua các hoạt động treo băng rôn, vi nhép, phướn tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01/6 - 08/6), Ngày Đại dương thế giới (08/6); dựng pano tuyên truyền bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo tại các trường tiểu học thuộc các địa phương ven biển; in và phát hành tập san tập hợp những tác phẩm đạt giải Hội thi vẽ tranh chủ đề biển, đảo, đồng thời, trong năm 2021 đã triển khai Hội nghị tập huấn Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển tại thành phố Quy Nhơn cho các đối tượng liên quan.
Thực hiện Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 27/12/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, các cơ quan chuyên môn đã tham mưu UBND tỉnh triển khai một số hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống rác thải nhựa đại dương trên địa bàn tỉnh như: mô hình “Sử dụng túi ni lông thân thiện môi trường” tại Chợ Chương Dương, Phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn; tổ chức Lễ phát động “Chiến dịch làm sạch bãi biển” tại khu phố Tăng Long 2, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn; tổ chức Ngày hội “Đổi rác lấy đồ dùng học tập” tại trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn; tổ chức Cuộc thi “Chung tay bảo vệ môi trường biển, đảo, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” tại UBND phường Hoài Thanh, thị xã Hoài Nhơn; hỗ trợ thùng đựng rác cho các địa phương ven biển.
b) Hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển
- Về kiện toàn mô hình tổ chức, nâng cao năng lực quản lý các đảo và vùng ven biển, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành quản lý các lĩnh vực liên quan và UBND các huyện, thị xã và thành phố ven biển quản lý theo địa bàn, trong đó, UBND thành phố Quy Nhơn là cơ quan tham mưu chính về quản lý xã đảo Nhơn Châu (đảo duy nhất trên địa bàn tỉnh có dân cư sinh sống). Công tác kiện toàn mô hình tổ chức quản lý vùng ven biển đã được thực hiện thông qua việc công nhận và giao quyền quản lý cho các tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại 04 khu vực biển thuộc thành phố Quy Nhơn như: Bãi Dứa, xã Nhơn Lý; phía Tây Hòn Khô Nhỏ, xã Nhơn Hải; Hòn Nhàn, phường Ghềnh Ráng và Bãi Trước, xã Nhơn Châu;
- Về kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển bảo đảm hiện đại, đồng bộ, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh Bình Định. Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TNMT theo quy định tại Thông tư số 05/2021/TT-BTNMT ngày 29/5/2021 của Bộ trưởng Bộ TNMT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở TNMT thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng TNMT thuộc UBND cấp huyện. Theo đó, Sở TNMT có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Căn cứ Quyết định số 2268/QĐ-UBND ngày 06/7/2018 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 26-KH/TU ngày 15/3/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 28/3/2019 về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế các phòng chuyên môn và chi cục chuyên ngành trực thuộc Sở TNMT; theo đó: thành lập mới Phòng Biển và Hải đảo trên cơ sở chuyển chức năng, nhiệm vụ, biên chế, công chức của Chi cục Biển và Hải đảo, đảm bảo việc thực hiện chức năng tham mưu cho Sở TNMT thực hiện quản lý nhà nước về biển, hải đảo. Phòng Biển và Hải đảo được giao 06 biên chế công chức;
- Việc xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được Chính phủ giao cho Bộ TNMT chủ trì thực hiện. Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Bộ TNMT, các đơn vị trực thuộc Bộ trong quá trình xây dựng Bộ Tiêu chí phân vùng và Tiêu chí, chỉ tiêu quy hoạch trong Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và các nội dung liên quan khác;
- Về rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về biển theo hướng phát triển bền vững, thực hiện việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 25/01/2019 phê duyệt Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Bình Định, Quyết định số 4383/QĐ-UBND ngày 25/11/2019 phê duyệt Chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển của tỉnh Bình Định, triển khai cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển và giao các cơ quan, địa phương ven biển quản lý. Thực hiện công tác giao khu vực biển theo Nghị định số 11/2021/NĐ-CP, UBND tỉnh đã ban hành Quy định mức thu tiền sử dụng khu vực biển trong phạm vi vùng biển 06 hải lý trên địa bàn tỉnh Bình Định tại Quyết định số 53/2021/QĐ-UBND ngày 25/8/2021, đồng thời HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 27/2021/NQ-HĐND ngày 11/12/2021 bãi bỏ Nghị quyết số 19/2016/NQ-HĐND ngày 22/7/2016 của HĐND tỉnh quy định mức thu tiền sử dụng khu vực biển năm 2016 đối với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển trên địa bàn tỉnh Bình Định. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan như sau: Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 23/12/2020 về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quyết định số 14/2020/QĐ-UBND ngày 14/4/2020 về việc điều chỉnh cục bộ hướng tuyến đường ven biển (ĐT.639) (Quy Nhơn - Tam Quan); Quyết định số 52/2020/QĐ-UBND-m ngày 14/4/2020 ban hành Quy định về thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 19/5/2020 ban hành Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quyết định số 419/QĐ-UBND ngày 12/02/2020 điều chỉnh, bổ sung Quyết định 2355/QĐ-UBND ngày 02/7/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Quy định Tiêu chí Khu sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao và Tiêu chí Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bình Định; Quyết định số 1194/QĐ-UBND ngày 03/4/2020 phê duyệt Đề án Đảm bảo môi trường trong hoạt động du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 3032/QĐ-UBND ngày 29/7/2020 phê duyệt Đề án quản lý, khai thác yến sào tỉnh Bình Định (giai đoạn 2021 - 2030); Quyết định số 30/2021/QĐ-UBND ngày 05/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 04/3/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quyết định số 68/2021/QĐ-UBND ngày 11/11/2021 ban hành Quy định phân vùng phát thải khí thải và xả thải nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 71/2021/QĐ-UBND ngày 03/12/2021 ban hành Quy định về việc đăng ký khai thác nước dưới đất và mực nước hạ thấp cho phép trong khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quyết định số 162/2021/QĐ-UBND-m ngày 23/9/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 52/2020/QĐ-UBND-m ngày 14/4/2020 của UBND tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh đã tham gia góp ý một số dự thảo văn bản pháp luật liên quan do các Bộ ngành Trung ương chủ trì xây dựng bao gồm: Nghị định quy định hoạt động lấn biển; Thông tư ban hành Danh mục chất phân tán được phép sử dụng trên biển Việt Nam và hướng dẫn về quy trình sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển; Quyết định ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu (thay thế Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ); Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Bộ Tiêu chí phân vùng và Tiêu chí, chỉ tiêu quy hoạch trong Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030; Đề án phát triển đội tàu điều tra, khảo sát, nghiên cứu biển Việt Nam đến năm 2030; Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030. Về công tác tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, tỉnh đã tham gia góp ý một số dự thảo văn bản pháp luật bao gồm: Thông tư Quy định kỹ thuật xác định đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm, đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm, đường ranh giới ngoài vùng biển 03 hải lý và vùng 06 hải lý; Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20 m nước trở lên bằng tàu biển.
c) Phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản biển
- Về công tác phát triển khoa học, công nghệ đã triển khai một số nội dung sau: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám hỗ trợ giám sát chất lượng môi trường nước biển ven bờ tỉnh Bình Định phục vụ nuôi trồng thủy sản tại địa phương và vùng phụ cận; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc quản lý và xử lý môi trường nước nuôi thủy sản tại Bình Định và vùng phụ cận; Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và xây mô hình nuôi vịt biển 15 - Đại Xuyên trên địa bàn tỉnh Bình Định;
- Về công tác tăng cường điều tra cơ bản biển được thực hiện thông qua một số nhiệm vụ chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường về quan trắc môi trường vùng ven biển, điều tra đa dạng sinh học sinh vật đầm như: Quan trắc môi trường nước biển ven bờ và trầm tích biển tỉnh Bình Định; Nghiên cứu, điều tra, kiểm soát nguồn thải trực tiếp gây suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường vùng biển ven bờ tỉnh Bình Định; Điều tra, thống kê định kỳ các hệ sinh thái, các loài động vật, thực vật đặc hữu có giá trị khoa học, kinh tế hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng tại đầm Thị Nại, đầm Trà Ổ; Điều tra, thống kê định kỳ các hệ sinh thái, các loài động vật, thực vật đặc hữu có giá trị khoa học, kinh tế hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Đầm Đề Gi.
d) Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển
Trong công tác giáo dục, đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh tập trung thực hiện các hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và công chức các Phòng Giáo dục và Đào tạo bao gồm: tổ chức hội thảo tập huấn “Giảm thiểu tác hại của chất thải nhựa vào đại dương: Mô hình giáo dục cho các nhà giáo dục” cho giáo viên của 20 trường THPT trên địa bàn các huyện ven biển và thành phố Quy Nhơn; tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam cho 80 cán bộ, giáo viên của 54 trường THPT và 11 Phòng Giáo dục và Đào tạo. Thông qua đó đã cung cấp cho đội ngũ giáo viên các kiến thức cần thiết nhằm phục vụ công tác giáo dục, đào tạo học sinh, phát triển nguồn nhân lực biển cho tương lai. Bên cạnh đó, thực hiện Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, hằng năm, Sở Du lịch phối hợp với các cơ sở đào tạo như Trường Cao đẳng Bình Định, Trường Cao đẳng thương mại Đà Nẵng, Tổng cục Du lịch, Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các đối tượng quản lý nhà nước, đơn vị kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Từ năm 2018 đến nay, Sở Du lịch đã tổ chức 17 lớp truyền thông cộng đồng, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về du lịch, nghiệp vụ du lịch cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư có hoạt động dịch vụ du lịch phát triển du lịch cộng đồng và bồi dưỡng về công tác đảm bảo môi trường cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Đối với lĩnh vực công thương, Sở Công Thương đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng đào tạo về nâng cao khả năng thương mại điện tử; tổ chức và đăng ký tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về logistics cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước; tổ chức các đoàn tham quan học hỏi kinh nghiệm logistics từ các địa phương có thế mạnh về logistics để từ đó có thể vận dụng trong các hoạt động công tác của cơ quan, đơn vị mình góp phần phát triển kinh tế biển địa phương. Đối với lĩnh vực thủy sản, Sở NN và PTNT tham mưu: tăng cường công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực về khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản; xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút đãi ngộ nguồn nhân lực có trình độ cao, thực hiện cử tuyển đối với đào tạo nghề và các hệ đào tạo khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản.
đ) Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển
BCHQS tỉnh phối hợp với BCHBĐBP tỉnh thực hiện Kế hoạch số 2580/KH-BTL-UBND ngày 20/10/2011 của UBND tỉnh ký kết với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 về nhiệm vụ huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đơn vị đã tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ phù hợp thế trận quốc phòng của tỉnh; bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể xây dựng hệ thống công trình chiến đấu trên tuyến ven biển, đảo (hiện đang quản lý 43 công trình chiến đấu tuyến ven biển, đảo, trong đó có 12 công trình chiến đấu trên đảo). Bên cạnh đó, đơn vị thường xuyên phối hợp với BCHBĐBP tỉnh và các sở ngành có liên quan theo dõi tình hình ngư dân đánh bắt xa bờ, vươn khơi, bám biển và nắm tình hình xảy ra trên biển.
Triển khai Quyết định số 100/QĐ-UB ngày 18/11/2011 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị định số 30/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 về huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, BCHBĐBP tỉnh đã phối hợp huy động 45 phương tiện/475 lao động (trong đó, dự bị là 15 phương tiện/145 người) sẵn sàng đăng ký tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo (Bộ đội Biên phòng tỉnh có 07 Sỹ quan và 14 Quân nhân chuyên nghiệp), đồng thời phối hợp với các địa phương, các ngành kiểm tra, đăng ký, tổ chức huấn luyện cho lực lượng dân quân biển các huyện, thị xã, thành phố ven biển; hướng dẫn cho ngư dân đánh bắt hoạt động theo tổ đội, hỗ trợ nhau trong sản xuất, sẵn sàng tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Trong thời gian qua, đơn vị đã tổ chức tuần tra, kiểm soát bảo vệ địa bàn, vùng biển 855 lượt; trên biển 409 lượt phương tiện/2.455 lượt cán bộ chiến sỹ/2.947 hải lý, trên bờ 446 lượt/2.667 lượt cán bộ chiến sỹ/3.202 km. Đơn vị cũng đã thực hiện chặt chẽ hoạt động tàu thuyền nước ngoài ra vào cảng Quy Nhơn, đã làm thủ tục xuất, nhập cảnh, chuyển cảng đi, đến đảm bảo chặt chẽ cho 4.184 tàu/55.870 lượt thuyền viên, trong đó có 1.375 tàu/23.979 thuyền viên nước ngoài; hàng hóa xuất, nhập, quá cảnh qua cảng, vận chuyển nội địa hơn 13,7 triệu tấn, 33.485 m3 gỗ và 29.196 con bò; cấp 3.896 giấy phép các loại; kiểm chứng, xuất nhập bến cho tàu, phương tiện khai thác thủy sản 23.100 lượt chiếc (xuất: 11.093 lượt chiếc/106.168 lượt lao động; nhập: 12.007 lượt chiếc/110.682 lượt lao động). Bên cạnh đó, đơn vị thường xuyên phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Hải đoàn Biên phòng 48/Bộ đội Biên phòng, BCHQS tỉnh nắm, trao đổi tình hình hoạt động của các phương tiện và ngư dân trên biển.
Công an tỉnh nắm chắc tình hình, quản lý 9.784 lượt người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến địa bàn ven biển của tỉnh; đảm bảo an ninh, an toàn 12 hội nghị, hội thảo, trường học quốc tế diễn ra tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành và Trung tâm Kỹ năng sống với 1.132 người tham gia.
e) Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển
Để tạo môi trường thuận lợi giúp các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, trong đó có du lịch biển, Sở Du lịch đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt một số đề án du lịch trên địa bàn tỉnh như: Định hướng phát triển du lịch khu vực phía Bắc (gồm 4 huyện: Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ và An Lão) tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 (Quyết định số 1538/QĐ-UBND ngày 09/5/2019); Đề án “Thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025” (Quyết định số 3027/QĐ-UBND ngày 27/8/2019); Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Lý Lương, Lý Hưng - xã Nhơn Lý và Bãi Xép - Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn đến năm 2025” (Quyết định số 4086/QĐ-UBND ngày 4/11/2019), đồng thời đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trong thời gian tới bao gồm: Chính sách hỗ trợ hội chợ, triển lãm du lịch trong nước và nước ngoài; Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2026; Chính sách hỗ trợ thu hút đoàn khách dự hội nghị, hội thảo, khen thưởng kết hợp du lịch (MICE) đến Bình Định giai đoạn 2022 - 2023.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang tham mưu UBND tỉnh ban hành Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động trong công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Trong năm 2021, UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương cho Công ty TNHH Long Sơn khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư Nhà máy liên hiệp sản xuất gang thép Long Sơn và Cảng tổng hợp quốc tế Long Sơn tại xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, đồng thời thành lập Tổ công tác hỗ trợ Công ty khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án. Kết quả, ngày 15/11/2021, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho Công ty CP Gang thép Long Sơn Phù Mỹ triển khai dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn Phù Mỹ, đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đã bổ sung Bến cảng Phù Mỹ.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã khuyến khích, tạo điều kiện cho nhiều thành phần kinh tế nghiên cứu đầu tư phát triển nguồn năng lượng điện gió tại một số khu vực ven biển trên địa bàn tỉnh như: Tập đoàn PNE (Đức) tại huyện Phù Cát và Phù Mỹ; Công ty CP Dịch vụ giải trí Hưng Thịnh tại KKT Nhơn Hội; Công ty CP Đầu tư năng lượng Phát Đạt tại thành phố Quy Nhơn; Công ty CP Đầu tư và Công nghệ HC Toàn Cầu tại thị xã Hoài Nhơn; Công ty CP Xây lắp điện I trên địa bàn tỉnh.
Về hoạt động khai thác hải sản, tỉnh đã đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, giảm khai thác ven bờ hủy hoại nguồn lợi thủy sản, chuyển một bộ phận lao động khai thác hải sản ven bờ sang hoạt động các ngành nghề khác như du lịch, nuôi trồng thủy sản, trong đó chuyển đổi mạnh sang nghề lưới vây và câu để khai thác cá ngừ đại dương. Tỉnh đã tập trung khuyến khích các lực lượng đánh bắt xa bờ tổ chức hợp tác và hỗ trợ, phối hợp nhau trong khai thác trên biển. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 723 tổ đội đoàn kết với 2.878 tàu cá. Ngoài ra, đã thành lập được 01 Nghiệp đoàn nghề cá tại xã Tam Quan Bắc với 141 tàu câu cá ngừ đại dương tham gia. Đồng thời, Sở NN và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ đầu tư vùng nuôi thâm canh - bán thâm canh đủ điều kiện ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ đầu tư nuôi biển ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ đầu tư thực hiện Quy trình công nghệ ứng dụng khí nitơ nano trong bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu cá.
Về dịch vụ logistics, hằng năm, thông qua hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài tỉnh, tỉnh đã chủ động thông tin mời gọi các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm đầu tư kinh doanh lĩnh vực dịch vụ logistics tương xứng với tiềm năng vị trí địa lý và lợi thế về cơ sở hạ tầng cửa ngõ giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt đối với các tỉnh Tây Nguyên qua tuyến Quốc lộ 19, 19C nối với Quốc lộ 1 và Cảng biển Quy Nhơn.
II. HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Hạn chế, yếu kém
Vấn đề phát triển kinh tế biển liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, do đó cần có sự chỉ đạo thực hiện đồng bộ, thống nhất, sự tham gia triển khai của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, công tác triển khai của các cấp, các ngành chưa có sự đồng bộ, thống nhất.
Công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển hải đảo nói chung và quản lý khai thác tài nguyên biển nói riêng gặp nhiều khó khăn. Thông tin, số liệu về tài nguyên biển còn hạn chế.
Phát triển kinh tế biển còn chưa thích ứng được với tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu.
Công tác giảm thiểu sử dụng rác thải nhựa còn khó khăn.
Số lượng đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ biển; phát triển kinh tế hàng hải; phát triển lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản của tỉnh được Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh xem xét thông qua còn ít.
Công tác tái đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo kịp xu hướng thị trường và đổi mới, đa dạng dịch vụ; hoạt động chuyển đổi số còn chậm.
Dịch vụ hàng không phục vụ du lịch còn hạn chế.
Hiệu quả hoạt động logistics còn thấp.
Nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực logistics chỉ đáp ứng với quy mô doanh nghiệp nhỏ.
Việc phát triển cơ sở hạ tầng KKT Nhơn Hội còn khó khăn.
Việc đầu tư phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời chưa đạt tiến độ theo quy hoạch được phê duyệt.
Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá còn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác thủy sản ven bờ vẫn còn nhiều, trong khi nguồn lợi thủy sản ven bờ đã bị suy giảm nghiêm trọng. Các hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản và phá hoại môi trường sống tuy đã bị phát hiện và xử lý, nhưng vẫn tồn tại.
Công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch thô sơ, chưa áp dụng phương thức quản lý chất lượng hàng hoá theo chuỗi từ khai thác đến thu mua, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ thuỷ sản, vì vậy chất lượng sản phẩm thuỷ sản sau khai thác giảm nhanh gây tổn thất và lãng phí, làm giảm giá trị sản phẩm.
Việc triển khai các dự án nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao chậm, không đúng tiến độ như cam kết. Việc phát triển nuôi biển còn hạn chế.
Công tác chỉ đạo, triển khai và tổ chức diễn tập huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiếu cơ sở thực hiện. Công tác quản lý nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự đăng ký tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn khó khăn. Việc huy động tàu thuyền có công suất lớn (tàu vỏ thép) tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo chưa thể triển khai.
2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
Phát triển kinh tế biển liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, việc tiếp cận, điều phối liên ngành đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đạt mục tiêu chủ yếu gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm cần nguồn kinh phí lớn trong khi đó nguồn lực của địa phương hạn hẹp.
Việc tiếp cận công tác quản lý, tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển hải đảo liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, đồng thời chưa có Quy hoạch không gian biển Quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
Điều tra cơ bản còn hạn chế, chưa có nhiều số liệu để khai thác trong khi tiềm năng biển, hải đảo là rất lớn.
Môi trường biển hải đảo một số nơi bị ô nhiễm, nhất là rác thải ven biển. Các rủi ro, sự cố môi trường tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường biển. Một số cơ sở kinh doanh du lịch chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Công tác phối hợp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường du lịch giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chưa thường xuyên, liên tục. Ý thức về bảo vệ môi trường vẫn chưa trở thành thói quen, nếp sống của một bộ phận dân cư, các thói quen xấu gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như: vứt rác, chất thải... ở nơi công cộng, bãi biển... vẫn còn diễn ra.
Thiên tai, lũ lụt diễn biến ngày càng cực đoan, biến đổi khí hậu tác động ngày càng trầm trọng đến cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế biển và cuộc sống người dân ven biển, do đó ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế biển.
Chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với bao bì, túi xách thân thiện với môi trường lưu thông trên thị trường. Một số sản phẩm nguồn gốc hữu cơ, thân thiện với môi trường có giá thành cao, vì vậy một số cơ sở kinh doanh khi chuyển đổi còn gặp khó khăn.
Danh mục các đề tài, dự án khoa học và công nghệ về các lĩnh vực liên quan hằng năm phụ thuộc vào đề xuất của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, cá nhân và tổ chức trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong các năm qua, số lượng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực này được đề xuất khá ít và chất lượng chưa cao.
Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp du lịch sau 02 năm bị đình trệ đang gặp nhiều khó khăn để phục hồi hoạt động.
Ga hàng không Phù Cát chưa được nâng cấp thành ga quốc tế nên việc thu hút và phát triển khách quốc tế đến Quy Nhơn - Bình Định gặp nhiều khó khăn.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động logistics cũng như sự kết nối giữa hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin... còn chưa cao.
Đa số các doanh nghiệp logistics ở Bình Định hiện nay quy mô còn nhỏ, năng lực còn hạn chế nên nguồn nhân lực hiện tại cũng chỉ đáp ứng theo quy mô của doanh nghiệp và việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này cũng chưa được chú trọng hay chưa có kế hoạch tuyển dụng định kỳ và lâu dài mà thường chỉ tuyển dụng khi nào cần và chỉ giải quyết yêu cầu trước mắt hơn là kế hoạch phát triển lâu dài, yêu cầu công việc chưa rõ và chưa đặt yếu tố chuyên môn lên hàng đầu, chưa có chế độ lương thưởng, đãi ngộ phù hợp (mô tả công việc không rõ ràng nên không đảm bảo công bằng trong đãi ngộ, thiếu quy trình đào tạo, tăng lương và đảm bảo phúc lợi lâu dài). Ngoài ra, nghiệp vụ logistics chưa xây dựng hệ thống chuyên ngành, chưa có trường đào tạo chuyên về logistics và đội ngũ chuyên gia quá ít so với nhu cầu.
KKT Nhơn Hội không thuộc danh mục KKT trọng điểm nên thiếu hụt nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu. Theo đó, công tác thu hút mời gọi đầu tư các dự án lớn bị hạn chế.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 01 dự án điện gió, công suất 30 MW đã hoàn thành toàn bộ khối lượng xây dựng, lắp đặt thiết bị và đã hòa lưới nhưng chưa hoàn thành được các quy trình nghiệm thu, thử nghiệm để đưa vào vận hành phát điện thương mại trước ngày 01/11/2021, bên cạnh đó còn 01 dự án điện mặt trời Phù Mỹ giai đoạn 2, công suất 114 MWp đã thi công hoàn thành nhưng chưa có quy định mới để đưa vào vận hành.
Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá còn chưa đáp ứng được nhu cầu so với sự phát triển của đội tàu; cảng cá, khu neo đậu chật chội chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động.
Trình độ ngư dân còn hạn chế, yếu kém, vì lợi ích kinh tế người dân sẵn sàng khai thác thủy sản bằng các nghề khai thác hủy diệt như sử dụng xung điện, xiếc máy, chất nổ dẫn đến nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm nghiêm trọng.
Công nghệ bảo quản sau thu hoạch trên tàu chủ yếu bằng đá xay nên việc giữ độ lạnh không đảm bảo; cấu trúc hầm bảo quản làm bằng các vật liệu thông thường, vách hầm bằng gỗ, cách nhiệt bằng xốp, mút.
Việc tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng thủy sản còn rất nhiều hạn chế; hộ nuôi khó tiếp cận nguồn tài chính để đầu tư cho sản xuất. Nuôi biển cần vốn đầu tư và kỹ thuật cao, chống chịu với điều kiện sóng gió, đồng thời phải đảm bảo không ảnh hưởng môi trường biển.
Hiện nay, chưa có tài liệu hướng dẫn diễn tập huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Quá trình hoạt động khai thác không hiệu quả, nên các tàu thuyền có công suất từ 300 CV trở lên (trong đó có tàu thuyền đã đăng ký tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo) thường xuyên di chuyển, thay đổi ngư trường; thuyền viên đi trên các tàu thuyền thay đổi, không ổn định. Quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản có bất cập nên hiện nay các tàu thuyền có công suất lớn (tàu vỏ thép) gặp khó khăn trong việc mua bảo hiểm thân tàu (các công ty bảo hiểm không bán, hoặc bán với giá trị bồi thường thấp).
III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT
Trong thời gian qua, việc triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan về phát triển du lịch và dịch vụ biển, phát triển các khu đô thị ven biển, phát triển hạ tầng giao thông ven biển, phát triển năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời) và phát triển cảng biển; xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa về biển, đảo; thực hiện đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại một số khu vực biển; triển khai mô hình chuỗi liên kết khai thác, thu mua, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị cá ngừ đại dương; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong khai thác và nuôi trồng thủy sản; triển khai các mô hình đổi rác thải nhựa lấy quà, sử dụng túi ni lông thân thiện môi trường; điều tra, thống kê tài nguyên sinh vật tại đầm Thị Nại, Trà Ổ và Đề Gi; tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho một số lĩnh vực kinh tế (du lịch; khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản); hợp tác quốc tế trong công tác quản lý, bảo vệ rạn san hô và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương. Bên cạnh đó, thực tế triển khai vẫn còn nhiều hạn chế về cơ chế điều phối liên ngành trong triển khai Nghị quyết nói chung và công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo nói riêng; các đề tài, dự án khoa học và công nghệ lĩnh vực liên quan (đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ biển; phát triển kinh tế hàng hải; phát triển lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản) còn ít; nguồn nhân lực phục vụ các ngành kinh tế biển còn chưa đáp ứng; hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản còn thiếu tính bền vững. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo chưa hoàn thiện nên ảnh hưởng đến việc triển khai Nghị quyết; các cơ quan, đơn vị liên quan chưa chủ động trong việc đề xuất triển khai các đề tài, dự án khoa học và công nghệ liên quan; các đơn vị kinh doanh thiếu nguồn tài chính đầu tư cho lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và quy mô kinh doanh còn nhỏ; nhận thức của ngư dân còn hạn chế, còn khai thác ven bờ, chưa tiếp cận và ứng dụng được khai thác và nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, đặc biệt là nuôi biển./.