Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại tham luận Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư Vùng, Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh đặc biệt là kinh tế biển và an ninh biển đảo. Là vùng có quy mô diện tích lớn nhất cả nước (gần 9,59 triệu ha, chiếm 28,93% diện tích cả nước), bờ biển dài gần 1200 km, thềm lục địa rộng, tài nguyên biển, khoáng sản phong phú, có các trục giao thông huyết mạch kết nối 2 vùng kinh tế động lực lớn nhất cả nước và tiểu vùng Mê Công. Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ có rất nhiều lợi thế để đón trước các xu thế phát triển của thời đại như:
- Chuyển đổi xanh, giảm phát thải dựa trên khai thác tài nguyên gió với mật độ năng lượng khoảng 400-600W/m2, năng lượng sóng 20-30 kw/m đặc biệt là đón dòng vốn 15,5 tỷ USD mà các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam. Phát triển năng lượng tái tạo vùng giàu tiềm năng này sẽ giúp định vị vị trí của Việt Nam trong “trật tự năng lượng”, và hội nhập với các “luật chơi mới” về tăng trưởng xanh toàn cầu.
- Xây dựng kinh tế hướng biển, xã hội hướng biển và thịnh vượng từ kinh tế biển trong thế kỷ 21, “Thế kỷ của đại dương” với tiềm năng về hàng hải, du lịch, đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên khoáng sản biển sâu, hải sản,...dựa trên kinh tế biển xanh và quản trị biển và đại dương bền vững.
- Kết nối mở cửa, hội nhập với quốc tế thông qua hành lang Thái Bình Dương - Ân Độ Dương, tuyến hàng hải đứng thứ 2 trên thế giới và tiểu vùng Mê Công - Asean để trở thành khu vực phát triển năng động, thu hút nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo động lực phát triển.
Không những có thuận lợi trên, Vùng còn gặp nhiều khó khăn như:
- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa” đặc biệt là dưới tác động của biến đổi khí hậu với cường độ, tần suất của loại hình thiên tai ngày càng khốc liệt, khó dự đoán hơn, đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống người dân, các cơ sở kinh tế và tính bền vững của các công trình hạ tầng. Theo kịch bản biến đổi khí hậu 1,53% diện tích ven biển bao gồm hành lang kinh tế ven biển, đô thị, khu vực trọng điểm nông nghiệp có nguy cơ bị ngập lụt, xâm nhập mặn.
- Tình trạng nguồn nước vừa thiếu vừa thừa nước gây ra lũ lụt, sạt lở đất vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô dẫn đến hơn 269 nghìn ha đất bị sa mạc hóa do thiếu nước. Theo Nhóm 2030-WRG1 và tính toán cân bằng nước đến năm 2030 vùng Bắc Trung bô và duyên hải Nam Trung Bộ sẽ thiếu hụt khoảng 2,1 triệu m3, đặc biệt nghiêm trọng vào mùa khô.
- Môi truờng đang trở thành thách thức lớn trong tiến trình phát triển đặc biệt vấn đề môi truờng biển, rác thải nhựa, chất thải rắn và nuớc thải tại khu vực nông thôn cũng nhu đô thị; xung đột về môi truờng giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế nhu công nghiệp, du lịch, nuôi trồng và khai thác các nguồn lợi thủy, hải sản.
Do vậy, để để hóa giải các thách thức, tận dụng các thời cơ, hiện thực hóa mục tiêu đua Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ là vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, thịnh vuợng về kinh tế biển, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, Bộ đã đưa ra những giải pháp sau:
- Thứ nhất, tập trung phát triển một nền kinh tế biển xanh, mở cửa hướng ra biển, hình thành các ngành kỉnh tế mũi nhọn như du lịch biển, hàng hải, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học biển...Ngay từ bây giờ cần triển khai hoạch phát triển các trung tâm điện gió, hydrogen xanh để tận dụng hỗ trợ 15,5 tỷ USD theo cam kết của các đối tác phát triển, miền Trung sẽ là địa bàn trọng điểm, lợi thế để đón dòng vốn hỗ trợ và đầu tu (cho đến nay đã có hơn 50 nhà đầu tu đề nghị khảo sát để đầu tu).
Phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp, dịch vụ và đô thị theo mô hình kinh tế tuần hoàn để kết nối hệ sinh thái kinh tế năng lượng xanh - sản xuất xanh và hệ thống cảng biển để đi đầu trong chuyển đổi xanh, hội nhập nhập với xu thể của thời đại giúp các sản phẩm vượt qua các rào cản về khắt khe về môi trường và tiêu chuẩn các bon tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và thâm nhập vào thị trường các nước phát triển.
Phát triển hệ thống cảng biển logistics liên vùng, quốc tế với trung tâm là khu cảng biển Vũng Áng - Cửa Lò, khu cảng biển Liên Chiểu - Tiên Sa - Chân Mây, Vân Phong - Cam Ranh, kết hợp với cảng Quy Nhơn. Phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây với các vùng trong nước và với quốc tế.
Hình thành các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng ở hành lang Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An, Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh; phát triển trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển và du lịch di sản tại Quảng Bình, Nam Thừa Thiên Huế - Đà Nang - Bắc Quảng Nam, Nha Trang, Quy Nhơn, Ninh Thuận, Bình Thuận. Phát triển các trung tâm du lịch đảo cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam); Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa).
Phát triển nghề cá xa bờ và nuôi trồng thủy sản với trung tâm nghề cá, dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển ở Nghệ An, Quảng Bình Đà Nang, Bình Định, Ninh Thuận và đảo cồn Cỏ, Lý Sơn, Cam Ranh, Phú Quý. Khai thác bền vững ngu truờng Trung Trung Bộ - Hoàng Sa, Nam Trung Bộ - Truờng Sa. Phát triển nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao tập trung ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Quảng Ngãi,...
Thúc đẩy phát triển các dịch vụ khoa học công nghệ có tầm quốc tế về nghiên cứu biển, bảo vệ môi truờng, hệ sinh thái biển, dịch vụ đào tạo nhân lực khoa học kỹ thuật về lĩnh vực biển, hàng hải, hình thành khu khoa học công nghệ biển, trung tâm nghiên cứu biển quốc gia ở Khánh Hòa.
Thiết lập hệ thống quản trị biển và đại duơng theo mục tiêu Toàn cầu về phát triển bền vững. Bảo tồn, khai thác có hiệu quả cảnh quan tự nhiên nhu vũng, vịnh bãi biển, đảo, cụm đảo và tiềm năng lợi thế về đa dạng sinh học; bảo vệ các hệ sinh thái biển, đảo, san hô, cỏ biển tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; phục hồi diện tích RNM ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000. Tập trung khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi truờng biển, giảm thiểu rác thải nhựa. Trong đó, cần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi truờng ngay trên đất liền với các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tu, quy chuẩn công nghệ, các quy định về phí dịch vụ môi truờng,... thu hút các nhà đầu tu trong xử lý, tái chế rác thải, xử lý nuớc thải đẩm bảo mục tiêu 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt ở các tỉnh, thành phố ven biển, đuợc thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi truờng; 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển đuợc quy hoạch, xây dựng theo huớng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nuớc biển dâng, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi truờng .
- Thứ hai, tập trung triển khai các giải pháp bảo vệ nguồn nước, tăng khả năng trữ nước đảm an ninh nguồn nước. Đây là một trong những thách thức lớn trong hiện tại của miền Trung và nhất là tương lai khi các đô thị, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ được hình thành.
Các tỉnh miền Trung cần phối hợp chặt chẽ với Bộ TN&MT quy hoạch tổng hợp lưu vực sông. Phát triển các hồ chứa phục vụ đa mục tiêu thực hiện chức năng trữ ngọt, điều tiết lũ và cung cấp năng lượng. Đầu tư hạ tầng kiểm soát mặn- ngọt tại vùng cửa sông lớn, công trình chuyển nước, kết nối, liên kết nguồn nước giữa các lưu vực sông, khép kín hệ thống thủy lợi, bảo đảm chủ động trữ nước ngọt, điều hòa, phân phối nguồn nước trong nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng. Chủ động phối hợp giữa các địa phương trong chia sẻ, đảm bảo lợi ích hài hòa trong các hoạt động chuyển nước.
- Thứ ba, chủ động từ xa, từ sớm trước các rủi ro thiên tai ngày một gia tăng dưới tác động của biến đổi khí hậu. Cần thiết lập và tăng cường hệ thống thông tin dữ liệu về rủi ro thiên tai, các xu thế để phân tích, sự báo phục vụ lập quy hoạch, chiến lược, kế hoạch đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đầu tư, phát triển nhất là phát triển đô thị, hạ tầng khu ven biển cần tích hợp với các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng để thích ứng với các rủi ro thiên tai, chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu. Bảo vệ hành lang thoát lũ, hạn chế tối thiểu các tác động vào dòng chảy tự nhiên theo hướng dốc trong quá trình phát triển các công trình hạ tầng. Khảo sát điều chỉnh, di dời các khu dân cư, các cơ sở sản xuất ra khỏi các khu vực có nguy cơ cao về sạt lở.
Đầu tư hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện các giải pháp công trình kiên cố hóa bờ biển, bờ sông, xây kè biển, đê ngầm, công trình điện gió giảm sóng,... và phi công trình như bảo vệ phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, nghiên cứu các cơ chế địa động lực và kiểm soát dòng chảy ven bờ nhằm giảm thiểu sự vận chuyển bùn cát dọc theo bờ.
Phát triển các công trình hạ tầng đa mục tiêu; hiện đại hóa, hệ thống quan trắc hải văn trên biển và các đảo để dự báo, cảnh báo sớm các nguy cơ thiên tai như bão, sóng thần, mưa lũ. Nghiên cứu các mô hình kinh tế thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực chịu tác động mạnh của thiên tai, biến đổi khí hậu.