- Khung pháp lý về logistics từng bước hoàn thiện.
- Đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế, trước hết là xuất khẩu.
- Hạ tầng logistics nói ching và hệ thống trung tâm logistics ngày càng được cải thiện.
- Quy hoạch phát triển thương mại các vùng đều xác định xây dựng, tổ chức, bố trí hợp lý các trung tâm logistics.
- Số lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics gia tăng.
- Hoạt động đào tạo, ứng dụng công nghệ các các hoạt động khác hô trợ tích cực cho ngành dịch vụ logistics.
- Cơ chế đổi thoại giữa các cơ quan quản lỷ nhà nước về logistics với doanh nghiệp và công tác thông tin tuyên truyền nhằm phát triển dịch vụ logistics được tăng cường.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại nhất định:
- Thiếu một nhận thức và quyết tâm đủ lớn để thực sự đặt dịch vụ logistics vào đúng tầm.
- Trong triển khai thực tiễn, các cơ quan quản lý cấp Sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
- Công tác phối hợp nghiên cứu, triển khai xây dựng quy hoạch của các Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự phát huy hiệu quả, hiệu lực; một số tỉnh, thành phố có tiềm năng nhưng cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông chưa được đầu tư tương xứng.
- Chi phí dịch vụ còn cao, chất lượng cung cấp một số dịch vụ chưa cao.
- Hoạt động triển khai, điều phối các nhiệm vụ phát triển logistics quốc gia còn gặp nhiều khó khăn.
- Các trung tâm logistics chủ yếu phục vụ một số doanh nghiệp trong khu vực khu công nghiệp hoặc một tỉnh, thành, chua phát triển đuợc đến quy mô phục vụ một ngành hoặc một vùng kinh tế; Phần lớn các trung tâm chua đuợc đầu tu đồng bộ nên đã hạn chế trong việc thực hiện những chức năng cơ bản của một trung tâm logistics; Tính liên kết giữa các trung tâm logistics chua cao.
Từ đó Bộ đã xác định được quan điểm, định hướng phát triển trung tâm logistics:
- Thứ nhất, phát triển các trung tâm logistics quy mô lớn, đa chức năng. Các doanh nghiệp có tiềm năng trực tiếp đầu tu hoặc hợp tác với nhau để đầu tu các trung tâm logistics quy mô lớn, đa chức năng nhằm đáp ứng yêu cầu lượng hàng hóa sản xuất, lưu trữ trên thị trường nội địa cũng như lượng hàng hóa xuất khẩu ngày càng lớn. Xu thế phát triển các trung tâm logistics quy mô lớn, đa chức năng đòi hỏi cần có hạ tầng đủ lớn và hiện đại để xử lý được các nguồn hàng hóa mà không gây ách tắc, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp hoạt động liên quan đến trung tâm logistics.
- Thứ hai, tích hợp chuỗi cung ứng lạnh và kho lạnh trong trung tâm logistics. Tại các trung tâm logistics, xu hướng tích hợp chuỗi cung ứng lạnh và kho lạnh nhằm đáp ứng chuỗi cung ứng lạnh có sự tăng trưởng cao do tăng trưởng trong ngành thực phẩm chế biến và ngành dược phẩm, công nghệ.
- Thứ ba, xu hướng trung tâm logistics ứng dụng công nghệ, tự động hóa. Quá trình tự động hóa trong lĩnh vực logistics (từ vận chuyển, dịch vụ cảng, kho bãi, vận tải...) đang được thúc đẩy trở thành xu hướng chính trong thời gian tới.
- Thứ tư, xu hướng xanh trong phát triển trung tâm logistics. Phát triển chuỗi cung ứng và logistics xanh, thân thiện với môi trường là một xu hướng không thể thiếu trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và cạn kiệt tài nguyên dẫn đến tăng chi phí logistics và biến đổi khí hậu. Việc lựa chọn vị trí và thiết kế xây dựng một trung tâm logistics sao cho tránh ảnh hưởng đến các khu vực dân cư lân cận, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tối đa các tác động về môi trường góp phần quan trọng trong việc phát triển bền vững ngành logistics.
Đồng thời cũng xác định kế hoạch, giải pháp triển khai trong giai đoạn tới như sau:
- Một là, cần nâng cao nhận thức và quán triệt sâu sắc quan điểm, định huớng chỉ đạo mang tính nhất quán là ngành logistics ở trong thời gian tới sẽ trở thành một ngành "dịch vụ cơ sở hạ tầng", đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng truởng, cơ cấu lại cũng nhu nâng cao chất luợng, hiệu quả nền kinh tế, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững ở nuớc ta.
Trong thời gian tới cần thể chế hóa các nội dung quản lý nhà nuớc về logistics bằng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ theo cơ chế thị truờng, thích hợp với trình độ phát triển kinh tế đất nuớc và phù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế.
Hai là, cần kiện toàn bộ máy quản lý nhà nuớc về logistics cả ở cấp Trung uơng và địa phuơng, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa ủy ban 1899, các Bộ, ngành, cùng với cơ chế phân cấp quản lý linh hoạt giữa Trung uơng và địa phuơng nhằm nâng cao hơn nữa vai trò chỉ đạo, điều hành hoạt động logistics. Truớc mắt, cần thành lập Văn phòng điều phối logistics quốc gia đặt tại Bộ Công Thuơng nhằm kiện toàn tổ chức bộ phận đầu mối tham muu, giúp việc cho Chủ tịch ủy ban 1899 và Chính phủ triển khai nhiệm vụ điều phối và phát triển logistics quốc gia. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác về logistics có đủ bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ giỏi, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu quản lý là nhiệm vụ cấp bách.
- Ba là, tiếp tục nghiên cứu chuẩn bị các cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc xây dựng Chiến luợc tổng thể phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 để thực hiện chủ truơng kết nối toàn diện với các nuớc trong khu vực với những mục tiêu, định huớng, biện pháp và lộ trình thực hiện cụ thể.
- Bốn là, các Bộ, ngành, địa phuơng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến logistics; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu ở các cấp, các ngành và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.
- Năm là, cần có sự đột phá trong đổi mới trong đầu tu xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng thuơng mại, hạ tầng công nghệ thông tin nói chung và trung tâm logistics nói riêng cho tuơng xứng, phù hợp với thực tiễn đặt ra. Trong đó, cần có chính sách thu hút, xây dựng các trung tâm logistics kết nối hiệu quả với các hệ thống cảng biển, đuờng giao thông trong nuớc và khu vực tạo thành những tuyến, luồng vận chuyển hàng hóa thuận lợi, hiệu quả cao. Một mặt cần có những chính sách khuyến khích việc xã hội hóa trong đầu tu nhung truớc mắt cũng cần phải uu tiên bố trí nguồn kinh phí ngân sách của Trung uơng và địa phuơng đầu tu cho các hạng mục công trình trọng điểm ở khu vực địa kinh tế có tiềm năng phát triển ngành logistics.
- Sáu là, khơi thông, phát triển thị trường cho logistics, tạo điều kiện để doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam nhanh chóng vươn lên, bắt kịp trình độ phát triển của thế giới. Các doanh nghiệp dịch vụ logistics là những doanh nghiệp có tiếp xúc nhiều với nước ngoài, học hỏi được nhiều kinh nghiệm về hội nhập và cạnh tranh nên càng phải chủ động, có chiến lược phát triển bài bản để mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động, đem lại dịch vụ chất lượng cao với chi phí thích hợp cho khách hàng