Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh

Thứ hai - 21/02/2022 14:07
Nhằm chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của nhân dân và nhà nước; từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai; tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng trong nước. Ngày 18/02/2022, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh, với nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau:
ảnh minh họa
ảnh minh họa
I. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Phấn đấu đến năm 2030 giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống thiên tai; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho PCTT.
- Phấn đấu 100% cơ quan, chính quyền các cấp, tổ chức và hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin và hiểu biết kỹ năng phòng tránh thiên tai; lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức và trang thiết bị cần thiết; 100% tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đảm bảo các yêu cầu phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.
- Tăng cường năng lực theo dõi giám sát, dự báo, cảnh báo, phân tích thiên tai phục vụ chỉ huy, điều hành phòng ngừa, ứng phó.
- Đầu tư, bổ sung cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai theo hướng đồng bộ, liên thông, theo thời gian thực; cơ quan chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai tỉnh hoàn thiện cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai; các khu vực trọng điểm, xung yếu phòng chống thiên tai được lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát.
- Khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai, nhất là hệ thống hồ đập, công trình cấp nước, đê điều, khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão, nhà kết hợp sơ tán dân được đầu tư, nâng cấp đảm bảo an toàn trước thiên tai theo mức thiết kế.
- Hệ thống thông tin liên lạc phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các sở, ngành, đơn vị được nâng cấp hoàn chỉnh phục vụ chỉ huy, điều hành phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.
- Một số thành tựu về giống cây trồng, vật nuôi, khoa học công nghệ được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, giảm thiệt hại do thiên tai; góp phần tăng thu nhập cho người dân.
- Tăng cường hợp Ho75op tác với các đối tác phát triển, nhà tài trợ quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm công tác phòng chống thiên tai; sử dụng nguồn vốn tài trợ đạt hiệu quả.
II. Nhiệm vụ và giải pháp:
1. Tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống thiên tai
Thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều trên địa bàn tỉnh theo Quyết định phê duyệt số 4022/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Phấn đấu đến năm 2025 lực lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được trang bị kiến thức phòng, chống thiên tai và năng lực ứng phó. Nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho cơ quan và lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai các cấp được đảm bảo. Người dân di dời khẩn cấp được ổn định cuộc sống trong các khu tái định cư.
UBND các cấp, Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp, các sở, ban, ngành, đơn vị xác định trách nhiệm, kịp thời ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong tình huống khẩn cấp; tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 - 2030.  
2. Nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
a. Tiếp tục thực hiện kế hoạch 77-KH/TU ngày 09/7/2020 của Tỉnh ủy về triển khai Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng theo Quyết định số 3985/QĐ-UBND ngày 25/9/2020 của UBND tỉnh
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, giám sát thiên tai. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực thực hiện Quyết định 233/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
- Các sở, ban, ngành, đơn vị; UBND các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể theo quyết định số 3985/QĐ-UBND giai đoạn 2021 – 2025.
b. Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh theo quyết định số 2240/QĐ-UBND ngày 04/6/2021 của UBND tỉnh
- Cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh và người có uy tín trong cộng đồng được phổ biến về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai. Người dân các xã thường xảy ra thiên tai được phổ biến kiến thức, kỹ năng PCTT, tham gia xây dựng kế hoạch PCTT. Các cơ sở giáo dục phổ thông lồng ghép nội dung phòng, tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào một số môn học trong chương trình giảng dạy. Toàn bộ các hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin chỉ đạo về phòng, tránh thiên tai.
- Các sở, ban, ngành, đơn vị; UBND các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch giai đoạn 2022 – 2030.
c. Củng cố lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã
- Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả. Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã; tổ chức rà soát và kiện toàn Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã theo quy định, nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ. Tổ chức tập huấn, diễn tập hàng năm tăng cường năng lực cho Đội xung kích. Thực hiện mua sắm phương tiện, trang thiết bị bảo đảm hoạt động phòng, chống thiên tai và TKCN của Đội xung kích đạt hiệu quả.
- Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp xã chủ trì, phối hợp với các hội, đoàn thể cấp xã, công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (xã) thực hiện giai đoạn 2022 – 2030.
3. Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn
a. Kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo hướng chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả.
- Kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước PCTT-TKCN và PTDS theo hướng tập trung, thống nhất, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Nâng tầm hoạt động của cơ quan phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo hướng chuyên trách; trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức, bộ máy hiện có, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong giai đoạn năm 2022 – 2025 tổ chức, củng cố các Văn phòng thường trực hoặc Bộ phận thường trực tham mưu, giúp việc các Cơ quan thường trực cấp tỉnh về Phòng, chống thiên tai; Tìm kiếm cứu nạn trên đất liền, trên sông và Phòng thủ dân sự; Tìm kiếm cứu nạn trên khu vực biên giới biển và Phòng thủ dân sự; Tìm kiếm cứu nạn, cứu sập, chữa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiêp, khu dân cư.
- Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các địa phương tổ chức thực hiện giai đoạn 2022- 2030.
b. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai
- Rà soát, đánh giá, xây dựng. lắp đặt hệ thống cảnh báo thiên tai bão, mưa lớn, lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất…; đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt động quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai.
+ Rà soát, đánh giá ưu tiên đầu tư cho công tác dự báo, cảnh báo; hệ thống dự báo khí tượng thuỷ văn; hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng chuẩn hoá và hiện đại trên địa bàn tỉnh. Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực, trong đó đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt động quan trắc, theo dõi thiên tai như bão mạnh, lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn.
+ Sở Tài nguyên và Môi Trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện giai đoạn năm 2021 – 2030.
- Lắp đặt thiết bị cảnh báo các khu vực bị ngập sâu: ngầm tràn, nơi trũng thấp
+ Ngập lụt diện rộng và lâu ngày trong những năm gần đây gây thiệt hại tính mạng và tài sản Nhà nước và nhân dân trong tỉnh. Nhằm cảnh báo cho người dân phòng tránh, toàn bộ các trọng điểm ngập sâu do lũ lụt: ngầm tràn qua đường, vùng trũng thấp được tổ chức lắp đặt bảng cảnh báo, thiết bị cảnh báo.
+ Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp huyện chủ trì, phối hợp các phòng, ban liên quan và UBND cấp xã tổ chức thực hiện giai đoạn năm 2022 - 2030.
- Cắm mốc biên hành lang thoát lũ một số tuyến sông chính thuộc sông Kôn, Hà Thanh, La Tinh, Lại Giang
+ Hiện trạng một số tuyến sông thuộc 4 sông lớn của tỉnh chưa được thông thoáng dòng chảy, nhất là vùng hạ lưu cửa sông. Người dân còn lấn chiếm bờ sông, hành lang thoát lũ để sản xuất hoặc làm nhà trái phép. Cần thiết phải cắm mốc biên hành lang thoát lũ các tuyến sông để chính quyền địa phương quản lý hành lang; cảnh báo người dân và bảo đảm thông thoáng dòng chảy, chống ngập úng.
+ Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố lập dự án và tổ chức cắm mốc giới, bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý. Thời gian triển khai thực hiện dự án giai đoạn 2022 – 2030.
c. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác PCTT cấp huyện, cấp xã
+ Đội ngũ cán bộ công tác PCTT cấp huyện, cấp xã được nâng cao năng lực bằng các lớp tập huấn, đào tạo; các hội nghị, hội thảo. Kiến thức, kỹ năng công tác PCTT và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng được phổ biến, trao đổi với giảng viên là cán bộ PCTT cấp tỉnh, hội viên Hội Chữ thập đỏ tỉnh.
+ Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện giai đoạn 2022 – 2030.
- Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về PCTT và TKCN do Trung ương tổ chức
+ Cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và các cán bộ, công viên chức các sở, ngành được cử tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng PCTT và TKCN do Trung ương tổ chức hàng năm. Là lực lượng nòng cốt trong công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn do thiên tai trong tỉnh.
+ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện giai đoạn 2022 - 2030.
d. Điều tra cơ bản phòng chống thiên tai
- Điều tra nhà ở, công trình phòng, chống thiên tai nhằm cập nhật phương án ứng phó thiên tai cấp tỉnh
+ Cơ sở dữ liệu về nhà ở, công trình phòng, chống thiên tai còn hạn chế, sơ sài. Không có số lượng, chủ hộ nhà ở tạm, bán kiên cố và kiên cố của từng địa phương. Số liệu về các công trình công cộng, cơ sở tôn giáo có thể sử dụng để người dân trú tránh bão, lũ chưa đầy đủ. Chất lượng, thông số kỹ thuật công trình phòng, chống thiên tai phục vụ cho phương án ứng phó thiên tai chưa cập nhật. Cần thiết tổ chức điều tra số liệu về nhà ở, công trình phòng, chống thiên tai nhằm cập nhật phương án ứng phó thiên tai cấp tỉnh hàng năm theo quy định.
+ Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện giai đoạn 2022 – 2030.
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến vùng bờ của tỉnh  
+ Biến đổi khí hậu đã làm cho nhiệt độ trái đất tăng, nước biển dâng; phá vỡ sự tuần hoàn của thời tiết trên trái đất. Mưa, lũ, bão, hạn hán xảy ra bất thường, dồn dập và ngày càng cực đoan, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống các dân tộc và sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước trên thế giới.
+ Bình Định có đường bờ biển gần 130 km, luôn ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, nước biển dâng từ Biển Đông. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến vùng bờ của tỉnh và dự báo xâm nhập mặn là rất cần thiết. Từ kết quả đánh giá, đề xuất giải pháp chống sạt lở bờ biển, chuyển đổi sản xuất vùng xâm nhập mặn để thích nghi, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bền vững.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện giai đoạn 2022 – 2030.
4. Quy hoạch, kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai
a. Tham mưu xây dựng kế hoạch, triển khai Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn tỉnh.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT đang lập Quy hoạch Phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050. Dự thảo Quy hoạch định hướng các giải pháp đối với từng lĩnh vực tưới, cấp nước; tiêu, thoát nước; phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn; phòng chống lũ, ngập lụt; phòng chống lũ quét, sạt lở đất, xói lở bờ biển và đề xuất các giải pháp công trình, phi công trình theo kịch bản phát triển quy mô liên vùng, dự án quan trọng ưu tiên thực hiện.
- Khi Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ lồng ghép nội dung này vào quy hoạch tỉnh và cần thiết xây dựng kế hoạch, đề án, dự án triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các địa phương tổ chức thực hiện giai đoạn 2022 – 2030, định hướng đến năm 2050.
b. Thực hiện các quy định bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai đối với việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý, vận hành sử dụng công trình theo quy định của pháp luật về PCTT.
- Khi xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu, cụm công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình PCTT, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác phải bảo đảm yêu cầu: hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai; tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về xây dựng và pháp luật về quy hoạch.
- Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu, cụm công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình PCTT, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác phải thực hiện quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai tại Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- UBND các cấp, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện từ năm 2021.
c. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2021-2025 và các giai đoạn tiếp theo 
- Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch PCTT các cấp ở địa phương; văn bản số 5126/BNN-PCTT ngày 13/8/2021 triển khai thực hiện Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT.
- UBND các cấp tổ chức xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021 – 2025 theo quy định của Thông tư; ưu tiên bố trí nguồn chi ngân sách nhà nước, đồng thời huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho phòng chống thiên tai.
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch PCTT cấp tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 và các giai đoạn tiếp theo.
- UBND cấp huyện chủ trì, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND cấp xã tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch PCTT cấp huyện giai đoạn 2021 – 2025 và các giai đoạn tiếp theo.
- UBND cấp xã chủ trì, chỉ đạo các hội, đoàn thể cấp xã và công chức phụ trách tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch PCTT cấp xã giai đoạn 2021 – 2025 và các giai đoạn tiếp theo.
d. Xây dựng và thực hiện Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông Kôn-Hà Thanh; sông La Tinh và sông Lại Giang
- Nhằm chủ động trong công tác phòng chống lụt bão; quản lý lưu vực sông kết hợp phát triển kinh tế - xã hội bền vững; cần thiết phải xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông Kôn-Hà Thanh; sông La Tinh và sông Lại Giang trên địa bàn tỉnh. Nội dung của Kế hoạch bao gồm các đề án, dự án, chương trình thuộc lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khí tượng thủy văn, thủy lợi, nông nghiệp và PTNT, giao thông, tài nguyên và môi trường.
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030.
đ. Xây dựng, cập nhật phương án ứng phó thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (bão, lũ, hạn hán, sạt lở đất) theo cấp độ rủi ro
 - Phương án ứng phó thiên tai đã được UBND các cấp quan tâm xây dựng và cập nhật hằng năm. Năm 2021 đã cập nhật phương án ứng phó thiên tai cấp tỉnh. Cấp huyện, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã lập và cập nhật phương án ứng phó thiên tai hàng năm. Cấp xã hầu hết các xã, phường đã rà soát, cập nhật phương án. Năm 2022, cần thiết cập nhật phương án ứng phó thiên tai của các cấp theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai. Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro được ban hành theo Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/02/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai là công cụ để UBND các cấp triển khai thực hiện cập nhật Phương án và chủ động phòng ngừa, ứng phó thiên tai.
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện cập nhật Phương án ứng phó thiên tai cấp tỉnh hàng năm.
- UBND cấp huyện chủ trì, chỉ đạo phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND cấp xã xây dựng, cập nhật Phương án ứng phó thiên tai cấp huyện hàng năm.
- UBND cấp xã chủ trì, chỉ đạo hội, đoàn thể cấp xã và công chức phụ trách xây dựng, cập nhật Phương án ứng phó thiên tai cấp xã hàng năm.
e. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là chủ trương, đường lối của Đảng thể hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia giai đoạn 2021 – 2030; Chiến lược Quốc gia về PCTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc xây dựng Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là rất cần thiết, làm căn cứ khoa học và thực tiễn bố trí lại không gian lãnh thổ hợp lý, phát huy các lợi thế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Khi xây dựng Quy hoạch, thực hiện lồng ghép một số biện pháp phòng, chống thiên tai: (i) biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về PCTT lồng ghép vào nhiệm vụ tuyên truyền của Quy hoạch; (ii) biện pháp bố trí, sắp xếp lại dân cư tránh vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai lồng ghép vào nhiệm vụ phát triển không gian kinh tế-xã hội, phát triển hệ thống đô thị và nông thôn; (iii) biện pháp cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ để bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với loại thiên tai lồng ghép vào nhiệm vụ sử dụng đất; (iv) biện pháp đầu tư nâng cấp các công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, cấp thoát nước, khu neo đậu tàu thuyền lồng ghép vào nhiệm vụ phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.  
- Trên cơ sở đề nghị của các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Thông tư số 10/2021/TT-BKHĐT ngày 22/12/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội.
5. Nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với thiên tai
a. Chương trình, đề án phòng chống thiên tai
- Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn năm 2022 – 2030, định hướng đến năm 2050
+ Đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập; chủ động sử dụng nguồn nước khoa học, hiệu quả cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, nhà máy thủy điện, nhà máy cung cấp nước sinh hoạt; chủ động tiêu úng, chống lũ lụt; chống xâm ngập mặn, sạt lở bờ biển và nước biển dâng; bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn nhằm phát triển kinh tế-xã hội bền vững cần thiết phải xây dựng Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2022 – 2030, định hướng đến năm 2050.
+ Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện lập Đề án và triển khai thực hiện giai đoạn năm 2022 – 2030.
- Xây dựng Đề án quản lý hạn tỉnh Bình Định
+ Khô hạn là loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2010 đến nay, hạn hán đã làm giảm năng suất hàng trăm ngàn ha cây trồng, hơn trăm ngàn hộ thiếu nước uống, hàng ngàn ha rừng bị chết và bị cháy. Khô hạn gây thiệt hại nặng nề về sản xuất và sức khỏe người dân. Vì vậy tổ chức xây dựng Đề án quản lý hạn cấp tỉnh là cần thiết. Xây dựng công cụ quản lý, điều tiết nước hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống khô hạn trong tỉnh nhằm phát triển sản xuất và bảo vệ sức khỏe người dân.
+ Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện giai đoạn 2022 – 2030.
b. Củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển
- Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển: Ban QLDA Nông nghiệp và PTNT tỉnh, UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030.
- Xử lý công trình cản trở thoát lũ trên sông
+ Các đập dâng trên các trục thoát lũ Gò Chàm, Tân An, Đập Đá đã được xây dựng từ rất lâu. Cần thiết nâng cấp, xây dựng mới đập dâng trên các sông, tăng cường khả năng thoát lũ; thông thoáng các trục tiêu úng, thoát lũ; khảo sát, đề xuất các giải pháp giảm ngập úng cho các diện tích sản xuất nông nghiệp khi xuất hiện lũ sớm, lũ muộn.
+ Ban QLDA Nông nghiệp và PTNT tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tiêu thoát lũ hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn
Hàng năm vùng hạ lưu sông Hà Thanh thường ngập lụt sâu, nhất là các phường Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Đống Đa thuộc thành phố Quy Nhơn. Cần thiết xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tiêu thoát lũ hạ lưu sông Hà Thanh; ưu tiên xây dựng trước hệ thống tiêu thoát lũ của tuyến sông Dinh từ ngã ba sông Hà Thanh đến Tràn 1; mở rộng thoát lũ cầu Đôi và hạ lưu; hoàn chỉnh một số đoạn đê chống lũ. 
Ban QLDA Nông nghiệp và PTNT tỉnh, UBND thành phố Quy Nhơn tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030.
c. Đề án bảo đảm an toàn hồ đập, hồ chứa nước
- Xây mới, sửa chữa, nâng cấp hồ chứa giai đoạn 2021 – 2025 và các năm tiếp theo.
- Tổ chức sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa hư hỏng đã được UBND tỉnh phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025
- Ban QLDA Nông nghiệp và PTNT tỉnh tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030.
- Nâng cấp hồ chứa nước giảm lũ cho hạ lưu giai đoạn 2022 – 2030
+ Hồ chứa nước Định Bình có dung tích toàn bộ 226 triệu m3 nước, trong đó dung tích phòng lũ 112 triệu m3. Thời gian qua, dung tích phòng lũ của hồ chưa đảm bảo cắt đỉnh lũ thượng nguồn. Vùng hạ du hồ chứa gồm các huyện Tây Sơn, Tuy Phước và thị xã An Nhơn vào mùa mưa lũ vẫn ngập lụt lâu ngày.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, lập dự án đầu tư nâng cấp hồ chứa nước Định Bình. Sau khi nâng cấp, hồ có dung tích khoảng 380 triệu m3 nước tăng thêm 150 triệu m3 nhằm đáp ứng nhiệm vụ cắt đỉnh lũ thượng nguồn, góp phần giảm ngập lụt cho vùng hạ du. Nâng cấp hồ Núi Một thêm khoảng 40 triệu khối. Xây mới hồ Suối lớn Vân Canh.
+ Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh tiếp tục đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm đầu tư giai đoạn 2026 – 2030.
d. Xây dựng hệ thống quan trắc, theo dõi sạt lở đất, đá; sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn trong tỉnh
- Phối hợp cơ quan Trung ương xây dựng hệ thống trực canh, cảnh báo và theo dõi, giám sát đa thiên tai trên địa bàn tỉnh
+ Nhằm cảnh báo sóng thần tại các khu vực ven biển miền Trung, Bình Định được Tổng cục Phòng, chống thiên tai bố trí 05 trạm cảnh báo bao gồm: 03 trạm trực canh, cảnh báo đa thiên tai (đo gió, mưa, camera và cảnh báo bằng loa, đèn); 01 trạm cảnh báo thiên tai (đo gió, mưa, camera) tại khu neo đậu tàu thuyền trú, tránh bão và 01 trạm cảnh báo thiên tai tại cửa sông, ven biển.
+ Dự kiến vị trí 03 trạm trực canh, cảnh báo, giám sát đa thiên tai: lắp dựng tại phường Ghềnh Ránh, thành phố Quy Nhơn; tại phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn và tại xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ. 02 trạm cảnh báo thiên tai dự kiến lắp đặt: 01 trạm tại đầm Đề Gi, huyện Phù Cát và 01 trạm tại cửa An Dũ, thị xã Hoài Nhơn.
+ Tổng cục Phòng chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2025.  
- Nâng cấp công nghệ và hệ thống phân tích rủi ro thiên tai hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng bền vững thích ứng biến đổi khí hậu
+ Nâng cấp công nghệ và hệ thống phân tích rủi ro thiên tai lưu vực sông Côn thuộc dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM).
+ Ban QLDA Nông nghiệp và PTNT tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan liên quan và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2025.
đ. Xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền trú, tránh bão gắn kết với dịch vụ hậu cần nghề cá giai đoạn 2021 – 2030
- Triển khai xây dựng Cảng cá Tam Quan, hai khu neo đậu trú, tránh bão Tam Quan và Đề Gi. Khu neo đậu tàu cá quy mô cấp vùng, gồm: khu neo đậu, luồng lạch, hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu, công trình neo buộc tàu, tuyến kè bảo vệ; kết hợp giao thông phục vụ hậu cần và cứu hộ cứu nạn.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các cơ quan Trung ương liên quan và UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện.
e. Phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu
- Dự án trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó trồng, bảo vệ và phục hồi 750 ha rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc lưu vực 63 hồ chứa nước lớn trong tỉnh. Dự án nhằm chống xói lở đất, điều hòa lượng nước đến của 63 hồ chứa nước lớn, góp phần giảm đỉnh lũ và duy trì dòng chảy cơ bản lưu vực.
- Rà soát, lập dự án trồng rừng ven biển, rừng ngập mặn thuộc các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, thị xã Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn kết hợp tạo cảnh quan, môi trường phát triển du lịch biển.
- Thực hiện đa dạng nguồn vốn, tăng cường huy động vốn từ đóng góp của các doanh nghiệp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng tham gia của người dân. Kết hợp nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng để thực hiện các dự án. Lồng ghép các dự án phát triển lâm nghiệp với các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Các Công ty Lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hộ; Ban Quản lý rừng đặc dụng trong tỉnh và UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030.
g. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, chủ động thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu
- Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn; kênh mương, kênh mương nội đồng: UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện giai đoạn 2022 – 2025 và các năm tiếp theo.
- Đề án Sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh và các tuyến đường địa phương kết nối Quốc lộ 1
+ Nâng cấp, mở rộng hệ thống các tuyến đường tỉnh theo quy hoạch; sửa chữa, cải tạo các cầu yếu trên hệ thống các tuyến đường tỉnh.
+ Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030.
- Xây dựng các trường PTTH kết hợp làm nơi trú, tránh khi bão, lũ
+ Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo gắn liền bảo vệ tính mạng học sinh và người dân. Vì vậy vừa xây dựng cơ sở trường học vừa kết hợp làm nơi trú, tránh bão, lũ cho nhân dân địa phương.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030.
- Xây dựng, nâng cấp nhà ở phòng tránh thiên tai: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động – Thương   binh và xã hội, các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030.
- Xây dựng nhà trú, tránh bão, lũ kết hợp sinh hoạt cộng đồng: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030.
- Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
+ Đến năm 2025: Duy trì 100% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 40%; tỷ lệ thất thoát bình quân là 15% theo Quyết định 5085/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 về việc ban hành Kế hoạch đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025.
+ Xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có trong danh mục đầu tư công giai đoạn 2021-2025; Đề xuất đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước sạch miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng bền vững (Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030).
+ UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030.
- Triển khai Dự án chống ngập cho đô thị Hoài Nhơn, thị trấn Phù Mỹ
+ Triển khai Dự án chống ngập cho đô thị Hoài Nhơn, thị trấn Phù Mỹ theo Quyết định phê duyệt số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Ban QLDA Dân dụng và Công nghiệp tỉnh; UBND thị xã Hoài Nhơn, UBND huyện Phù Mỹ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện giai đoạn 2026 – 2030.
h. Bố trí, sắp xếp lại dân cư đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai
- Dự án di dời, bố trí lại dân cư vùng thường xuyên bị thiên tai trong tỉnh giai đoạn 2021 – 2030 nhằm tái định cư cho dân vùng thiên tai và phát triển sinh kế, nâng cao đời sống nhân dân.
- Ban QLDA Nông nghiệp tỉnh, UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030.
i. Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc PCTT và TKCN
- Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc PCTT và TKCN
 + Rà soát, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc UBND các cấp, các sở, ban, ngành, đơn vị bảo đảm liên lạc thông suốt trong chỉ đạo, điều hành phòng, chống giảm nhẹ thiên tai.
+ Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các cấp tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030.
- Đầu tư trang thiết bị chuyên dùng cho Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp
  + Thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Bảo đảm tiếp nhận kịp thời thông tin chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai từ Trung ương và điều kiện làm việc tại Văn phòng thường trực là cấp thiết. Đầu tư trang thiết bị phòng họp trực tuyến, trang thiết bị làm việc cho Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp về điều kiện làm việc, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao về nội nghiệp và ngoại nghiệp.
+ Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện, UBND cấp xã chủ trì, phối hợp các sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện giai đoạn 2022 – 2025 và các năm tiếp theo.
6. Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế
a. Ứng dụng công nghệ trong theo dõi, giám sát thiên tai; quản lý vận hành công trình phòng chống thiên tai
- Công tác quản lý, vận hành công trình phòng chống thiên tai còn thiếu cơ sở dữ liệu, các phần mềm hỗ trợ, thiết bị theo dõi, giám sát phục vụ chỉ huy, điều hành ứng phó thiên tai.
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030. 
b. Rà soát, bổ sung các ứng dụng công nghệ trong giám sát tàu cá
- Cuối năm 2020 toàn bộ tàu thuyền đánh bắt xa bờ của tỉnh đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên vẫn cần lắp đặt bổ sung thiết bị giám sát hành trình cho các tàu cá đánh bắt xa bờ đóng mới và các thiết bị khác.
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện ven biển tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030.
c. Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với thiên tai
- Tiếp tục chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa sang 2 vụ hoặc sản xuất cây trồng cạn nhằm tăng giá trị. Áp dụng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao. Tiếp tục ứng dụng, chuyển giao giống bò thịt, dê thịt chất lượng cao, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng công nghệ cao vào trồng cỏ và phát triển chăn nuôi tại các huyện miền núi trong tỉnh.
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện giai đoạn 2021 – 2030.
d. Hợp Ho75op tác với các đối tác phát triển, nhà tài trợ quốc tế trong phòng, chống thiên tai
- Nhằm trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và vận động sự tài trợ về nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án, đề án liên quan cần thiết đẩy mạnh hợp Ho75op tác với các đối tác phát triển, nhà tài trợ quốc tế.
- Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện khi có chương trình.
III. Danh mục nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án trọng điểm
.
 
STT Nhiệm vụ cụ thể Mục tiêu Sản phẩm Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Thời gian thực hiện  
 
1 Tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống thiên tai  
  Thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ theo Quyết định phê duyệt số 4022/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 của UBND tỉnh Cán bộ và người dân được trang bị kiến thức PCTT và năng lực; nguồn lực các cơ quan PCTT được đảm bảo; người dân di dời khẩn cấp ổn định cuộc sống Các nhiệm vụ trọng tâm được thực hiện hiệu quả UBND các cấp, các sở, ban, ngành, cơ quan trong tỉnh Các cơ quan, đoàn thể, phòng ban liên quan 2021-2030  
2 Nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai và tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng  
2.1 Tiếp tục thực hiện kế hoạch 77-KH/TU ngày 09/7/2020 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng theo quyết định số 3985/QĐ-UBND ngày 25/9/2020 của UBND tỉnh Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTT; nâng cao năng lực dự báo cảnh báo; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho PCTT Các kế hoạch, nhiệm vụ, chương trình, dự án trọng tâm về phòng chống thiên tai Các sở ban, ngành; UBND cấp huyện, Các cơ quan, đoàn thể, phòng ban liên quan 2021-2025  
2.2 Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh theo quyết định số 2240/QĐ-UBND ngày 04/6/2021 của UBND tỉnh. Người dân các xã thường xảy ra thiên tai được phổ biến kiến thức, kỹ năng PCTT; tham gia xây dựng kế hoạch PCTT. Cán bộ và người dân có ý thức và tích cực tham gia công tác PCTT.
 
Sở Nông nghiệp và PTNT Các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện, cấp xã. 2022-2030  
2.3 Xây dựng và củng cố lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã. 159 xã, phường có đội xung kích PCTT và bảo đảm điều kiện hoạt động. Đội xung kích PCTT cấp xã theo yêu cầu. Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp xã Hội, đoàn thể công chức PCTT cấp xã 2022-2030  
3 Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn  
3.1 Kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo hướng chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả. Bộ máy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp được củng cố, nâng cấp Hệ thống tổ chức, bộ máy PCTT và TKCN Sở Nông nghiệp và PTNT Các sở, ngành và UBND các địa phương. 2022-2030  
3.2 Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai  
3.2.1 Rà soát, đánh giá, xây dựng. lắp đặt hệ thống cảnh báo thiên tai như mưa, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt…; đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt động quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo Kết quả đánh giá, các hệ thống cảnh báo được bổ sung, lắp đặt. Sở Tài nguyên và Môi Trường Sở NN và PTNT; các sở, ngành và UBND các địa phương. 2021-2030  
3.2.2 Lắp đặt thiết bị cảnh báo các khu vực ngập sâu: ngầm tràn, cầu, nơi trũng thấp từ 2022-2025 và các năm tiếp theo. Tăng cường công tác cảnh báo an toàn cho dân Bảng cảnh báo; thiết bị cảnh báo BCH PCTT- TKCN và PTDS cấp huyện. Các Phòng, ban liên quan và UBND cấp xã 2022-2030  
3.2.3 Cắm mốc biên hành lang thoát lũ một số tuyến sông chính thuộc sông Kôn, Hà Thanh, La Tinh, Lại Giang Nâng cao ý thức cộng đồng đối với các hành vi xâm lấn hành lang đê, kè Hệ thống mốc giới cho một số tuyến sông chính Sở Nông nghiệp và PTNT UBND các huyện, thị xã, thành phố 2022-2030  
3.3 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn  
3.3.1 Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác PCTT cấp huyện, cấp xã Đội ngũ cán bộ công tác PCTT cấp huyện, cấp xã được nâng cao năng lực. Năng lực đội ngũ công tác PCTT cấp huyện, cấp xã Sở Nông nghiệp và PTNT Hội Chữ thập đỏ tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã 2022-2030  
3.3.2 Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về PCTT và TKCN do Trung ương tổ chức Nâng cao năng lực cán bộ, chiến sĩ. Cán bộ, chiến sĩ có kỹ năng PCTT và TKCN Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Sở NN và PTNT 2022-2030  
3.4 Điều tra cơ bản phòng chống thiên tai  
3.4.1 Điều tra nhà ở, công trình phòng, chống thiên tai nhằm cập nhật phương án ứng phó thiên tai cấp tỉnh từ 2022-2025 và các năm tiếp theo. Cập nhật phương án ứng phó thiên tai cấp tỉnh. Cơ sở dữ liệu về hộ gia đình, nhà ở và công trình PCTT. Sở Nông nghiệp và PTNT Các sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã 2022-2030  
3.4.2 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến vùng bờ của tỉnh từ 2022-2025 và các năm tiếp theo. Nguyên nhân sạt lở bờ biển và xâm nhập mặn. Kết quả nghiên cứu và bản đồ ngập mặn Sở Tài nguyên và Môi trường Các sở, ngành và UBND cấp huyện ven biển. 2022-2030  
4 Quy hoạch, kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai  
4.1 Tham mưu xây dựng kế hoạch, triển khai Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Theo Quy hoạch được Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai thực hiện Kế hoạch, đề án, dự án Sở Nông nghiệp và PTNT Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan 2022-2030  
4.2 Thực hiện các quy định bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai đối với việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý, vận hành sử dụng công trình theo quy định của pháp luật về PCTT. Giảm sự cố công trình, thiệt hại do thiên tai Công trình an toàn trước thiên tai UBND các các cấp Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan Từ năm 2021  
4.3 Tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2021-2025, và các giai đoạn tiếp theo. Giảm thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn Kế hoạch; các biện pháp phòng chống thiên tai Sở NN và PTNT; UBND cấp huyện, cấp xã Các sở, ngành và UBND cấp huyện; cấp xã và cộng đồng. 2021-2030  
4.4 Xây dựng và thực hiện Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông Kôn-Hà Thanh, sông Lại Giang; sông La Tinh; Chủ động phòng chống lụt bão; Quản lý lưu vực sông kết hợp phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Kế hoạch, đề án, dự án và giải pháp thực hiện Sở NN và PTNT Các sở, ngành và UBND cấp huyện 2021-2030  
4.5 Xây dựng, cập nhật phương án ứng phó thiên tai các cấp (mưa lớn, bão, lũ, hạn hán, sạt lở đất) theo cấp độ rủi ro. Giảm thiệt hại về người và tài sản Phương án và các biện pháp ứng phó Sở NN và PTNT; Phòng NN và PTNT/KT; công chức cấp xã Các sở, ban, ngành; hội, đoàn thể liên quan; 2021-2030  
4.6 Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Phát triển bền vững kinh tế-xã hội-môi trường của tỉnh Quy hoạch tỉnh Sở Kế hoạch và Đầu tư Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện. 2021-2030  
5 Nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với thiên tai  
5.1 Chương trình, đề án phòng chống thiên tai tỉnh Bình Định  
5.1.1 Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2022-2030, định hướng đến năm 2050 Đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập; chủ động sử dụng nước khoa học, cho các ngành; chủ động tiêu úng, chống lũ lụt; bảo đảm chống xâm ngập mặn, sạt lở bờ biển và nước biển dâng; bảo vệ rừng đầu nguồn, phát triển KT bền vững Kết quả nghiên cứu và giải pháp Sở Nông nghiệp và PTNT Các sở ngành liên quan; UBND cấp huyện. 2022-2030  
5.1.2 Xây dựng đề án quản lý hạn tỉnh Bình Định triển khai thực hiện giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo Quản lý, điều tiết nguồn nước; kế hoạch quản lý nước thông minh, ứng dụng khoa học công nghệ trong chỉ đạo, điều hành phòng chống hạn. Kết quả nghiên cứu và giải pháp Sở Nông nghiệp và PTNT Các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện. 2022-2030  
5.2 Củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển  
5.2.1 Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển Phòng chống xói lở, xâm thực bờ sông, bờ biển, bảo vệ dân cư, bảo vệ đất sản xuất Đê, kè biển; đê, kè sông được gia cố Ban QLDA NN và PTNT tỉnh; UBND các huyện Sở NN và PTNT, các sở ngành liên quan; UBND cấp huyện. 2021-2030  
5.2.2 Xử lý công trình cản trở thoát lũ trên sông Chủ động kiểm soát, tăng cường khả năng thoát lũ trên sông Kôn – Hà Thanh Sửa chữa, xây dựng mới các đập dâng trên các sông; thông thoáng dòng chảy Ban QLDA NN và PTNT tỉnh, UBND cấp huyện Sở NN và PTNT, các sở ngành; UBND cấp huyện. 2021-2030  
5.2.3 Lập Đề án khảo sát, đánh giá tiêu thoát lũ và các giải pháp giảm ngập úng cho các diện tích sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh sau lũ Tăng khả năng thoát lũ, giảm ngập úng cho các diện tích sản xuất lúa vụ Đông Xuân hàng năm Kế quả nghiên cứu và các giải pháp công trình Sở Nông nghiệp và PTNT Các sở ngành; UBND cấp huyện. 2022-2030  
5.2.4 Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tiêu thoát lũ hạ lưu sông Hà Thanh, tp Quy Nhơn Tăng cường thoát lũ trên sông Hà Thanh, cải tạo cơ sở hạ tầng, chống ngập úng đô thị Kè sông, nạo vét thông thoáng dòng chảy, kết hợp XD hạ tầng, chỉnh trang đô thị Ban QLDA NNPTNT tỉnh; UBND TP Quy Nhơn Các sở, ngành; UBND TP Quy Nhơn 2021-2030  
5.3 Đề án bảo đảm an toàn hồ đập, hồ chứa nước  
5.3.1 Sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn hồ chứa. Hồ chứa được an toàn trước thiên tai Các hồ chứa được sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn Ban QLDA Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan liên quan 2021-2030  
5.3.2 Nâng cấp, xây mới hồ chứa nước lớn Chủ động điều tiết lũ hạ du, hỗ trợ quản lý lũ; Đảm bảo an ninh nguồn nước cho lưu vực Nâng cao trình đập, tăng dung tích các hồ lớn, xây mới hồ chứa để cắt lũ giảm lũ, giảm ngập hạ du Bộ Nông nghiệp và PTNT Các cơ quan Trung ương, UBND tỉnh 2022-2030  
5.4 Xây dựng hệ thống quan trắc, theo dõi sạt lở đất; sạt lở bờ sông, bờ biển và xâm nhập mặn  
5.4.1 Phối hợp xây dựng hệ thống trực canh, cảnh báo và theo dõi, giám sát đa thiên tai trên địa bàn tỉnh. Theo mục tiêu dự án Xây dựng hệ thống trực canh, cảnh báo và theo dõi, giám sát đa thiên tai tại 28 tỉnh, thành phố ven biển 03 trạm tại: Quy Nhơn, Hoài Nhơn, Phù Mỹ. Tổng cục Phòng chống thiên tai - Bộ NN và PTNT Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành và UBND các địa phương. 2021-2025  
5.4.2 Nâng cấp công nghệ và hệ thống phân tích rủi ro thiên tai thuộc dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM) Nâng cao năng lực cảnh báo, giám sát, điều hành lũ lụt lưu vực sông Kôn – Hà Thanh. Trung tâm cơ sở dữ liệu; hỗ trợ điều hành ứn phó lũ lụt lưu vực sông Kôn – Hà Thanh Ban Quản lý dự án NN và PTNT tỉnh Sở NN và PTNT; các cơ quan và UBND cấp huyện. 2021-2025  
5.5 Xây dựng khu neo đậu tàu thuyền trú, tránh bão gắn kết với dịch vụ hậu cần thông tin nghề cá  
  Xây dựng cảng cá Tam Quan và 2 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão: Tam Quan và Đề Gi An toàn cho tàu cá tránh trú bão, phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh quốc phòng Xây dựng cảng cá Tam Quan, 2 khu neo đậu tàu thuyền: Tam Quan và Đề Gi. Bộ NN và PTNT; BQLDA NN và PTNT tỉnh; UBND thị xã Hoài Nhơn Các sở ngành; UBND huyện Phù Cát, Phù Mỹ, TX Hoài Nhơn 2021-2030  
5.6 Phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ven biển ứng phó với Biến đổi khí hậu  
  Trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ven biển Chống xói lở đất, điều hòa lượng nước đến của các hồ chứa nước, giảm thiểu thiệt hại do xói mòn, sạt lở đất, nước biển dâng Trồng, bảo vệ và phục hồi 750 ha rừng phòng hộ đầu nguồn cho 63 hồ chứa lớn; rừng ven biển Các Công ty Lâm nghiệp, Ban QLR phòng hộ, đặc dụng, UBND cấp huyện Sở NN và PTNT và các cơ quan liên quan 2021-2030  
5.7 Nâng cấp cơ sở hạ tầng, chủ động thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu  
5.7.1 Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn. Bảo đảm an toàn giao thông nông thôn Giao thông nông thôn được bê tông hóa Sở Giao thông Vận tải Sở Tài chính, UBND cấp huyện. 2022-2030  
5.7.2 Sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh và các tuyến đường địa phương kết nối Quốc lộ. Bảo đảm giao thông; phát triển kinh tế, xã hội các vùng, miền trong tỉnh Hệ thống giao thông quốc gia, tỉnh và các địa phương Sở Giao thông Vận tải Sở KH và ĐT, Sở Tài chính,
UBND cấp huyện.
2021-2030  
5.7.3 Xây dựng, nâng cấp các trường phổ thông trung học kết hợp làm nơi trú, tránh khi bão, lũ An toàn cho người dân khi trú, tránh bão, lũ Sửa chữa nâng cấp và xây dựng mới Sở Giáo dục và Đào tạo Sở Xây dựng, UBND cấp huyện 2021-2030  
5.7.4 Xây dựng, nâng cấp nhà ở phòng chống thiên tai Hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở Hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố Sở Xây dựng Các sở Tài chính, LĐTBXH, UBND cấp huyện 2021-2030  
5.7.5 Xây dựng nhà trú, tránh bão, lũ kết hợp sinh hoạt cộng đồng An toàn cho người dân khi trú, tránh bão, lũ Các nhà trú tránh cộng đồng được xây dựng Sở NN và PTNT Các sở, ngành và UBND cấp huyện 2021-2030  
5.7.6 Xây dựng các công trình cấp nước sạch tập trung theo hướng bền vững
 
Đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt theo quy chuẩn Công trình cấp nước sạch vận hành tốt và các hộ dân được sử dụng nước sạch, trả tiền sử dụng nước Sở NN và PTNT, Ban QLDA NN&PTNT, và UBND cấp huyện Sở Xây dựng, Ban Dân tộc và các sở, ngành liên quan. 2021-2030  
5.7.7 Triển khai Dự án chống ngập cho đô thị Hoài Nhơn, thị trấn Phù Mỹ, giai đoạn từ 2026 - 2030 Theo Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ Hệ thống chống ngập, kết hợp chỉnh trang đô thị Ban QLDA Dân dụng và Công nghiệp; UBND thị xã Hoài Nhơn, huyện Phù Mỹ Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan 2026-2030  
5.8 Bố trí, sắp xếp lại dân cư đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai  
  Di dời, bố trí lại dân cư vùng thường xuyên bị thiên tai. Tái định cư cho dân vùng thiên tai đến chỗ ở mới Các khu TĐC; bảo đảm sinh kế người dân Ban QLDA Nông nghiệp tỉnh; UBND cấp huyện Sở NN và PTNT, Sở XD và các cơ quan liên quan 2021-2030  
5.9 Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc  
5.9.1 Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc phòng chống thiên tai và TKCN Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc UBND các cấp, các sở, ban, ngành Hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến, chuyên dùng Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ngành liên quan và UBND các cấp 2021-2030  
5.9.2 Đầu tư trang thiết bị chuyên dùng cho Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp. Tham mưu cho Ban Chỉ huy ra quyết định Trang thiết bị phục vụ cho công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp Sở NN và PTNT, UBND cấp huyện; cấp xã Sở Tài chính, các sở ngành liên quan 2022-2030  
6 Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế  
6.1 Ứng dụng công nghệ trong theo dõi, giám sát thiên tai; quản lý vận hành công trình phòng chống thiên tai Đảm bảo an toàn các công trình PCTT Hiện đại hóa hệ thống giám sát lưu vực sông và các công trình PCTT Sở Nông nghiệp và PTNT Sở Tài nguyên và MT Các sở, ngành liên quan 2021-2030  
6.2 Rà soát, bổ sung các ứng dụng công nghệ trong giám sát tàu cá Đảm bảo an toàn cho các tàu cá đánh bắt xa bờ Thiết bị giám sát hành trình được lắp đặt, và các thiết bị khác Sở NN và PTNT Các sở, ngành, các đơn vị liên quan 2021-2030  
6.3 Chuyển đổi, ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Định Tăng năng suất cây trồng và vật nuôi; phát triển nông nghiệp bền vững Kết quả nghiên cứu và các giải pháp thực hiện Sở Nông nghiệp và PTNT Các sở, ngành, UBND cấp huyện 2021-2030  
6.4 Hợp Ho75op tác với các đối tác phát triển, nhà tài trợ quốc tế trong phòng, chống thiên tai Trao đổi kinh nghiệm PCTT; sử dụng nguồn vốn tài trợ hiệu quả Tăng cường công tác phòng chống thiên tai Sở Ngoại vụ Các sở, ngành liên quan và, UBND cấp huyện Khi có chương trình  
                 

 

Nguồn tin: Nguyễn Thị Bình-THQH:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

- Thông báo kỳ thi tuyển dụng viên chức 2024
- Thông báo: Mời báo giá máy tính laptop năm 2024
- Hồ sơ Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2030.
Thông báo hủy mời thầu - Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Long Mỹ sử dụng công nghệ đốt rác phát điện
Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Nghĩa trang Đồi Pháo, Hoài Hảo
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu nhà ở kết hợp chỉnh trang đô thị tại khu vực phía Nam và phía Bắc đường Tăng Bạt Hổ, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu nhà ở kết hợp chỉnh trang đô thị tại khu vực phía Nam và phía Bắc đường Tăng Bạt Hổ, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước
- Thông báo: Thông báo tuyển dụng Kế toán, Phiên dịch viên Dự án Làng Hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ - lần 2
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ
- Thông báo: Bổ sung 58 thủ tục hành chính thực hiện thí điểm chỉ tiếp nhận hồ sơ bằng hình thực trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Thông báo kỳ thi tuyển dụng viên chức 2023:
+ Hoàn thiện và nộp hồ sơ trúng tuyển viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
+ Quyết định công nhận kết quả thi tuyển viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
+ Nội quy thi phỏng vấn (vòng 2), kỳ thi tuyển dụng viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
+ Triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định năm 2023
+ Nội dung tài liệu ôn tập kiểm tra, sát hạch (vòng 2), kỳ tuyển dụng viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
+ Kết quả kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển; Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2 tuyển dụng và hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển viên chức
+ Kế hoạch Tuyển dụng viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
- Văn bản và biểu mẫu xây dựng Kế hoạch đầu tư công 2024
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Nhà ở xã hội Nhơn Phú 2, phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn
- Thông báo: Giá trị và tỷ lệ giải ngân của các chủ đầu tư đến 28/6/2023
- Thông báo: Giá trị và tỷ lệ giải ngân của các chủ đầu tư đến 31/5/2023
- Thông báo: Giá trị và tỷ lệ giải ngân của các chủ đầu tư đến 04/5/2023
- Thông báo: Giá trị và tỷ lệ giải ngân của các chủ đầu tư đến 29/3/2023
- Công bố Danh mục khu vực nạo vét đầm Thị Nại theo hình thức xã hội hoá
- Thông báo về việc bán thanh lý tài sản (vật tư, vật liệu) thu hồi do tháo dỡ Trụ sở làm việc cũ của Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Văn bản và Phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023.
- Thông báo khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư Dự án: Cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn theo hình thức đối tác công tư PPP (hợp đồng BOO)
- Thông báo: Lịch tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
Thông cáo báo chí Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị và Xúc tiến đầu tư Vùng.
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu đô thị và du lịch An Quang, huyện Phù Cát
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu đô thị và du lịch An Quang, huyện Phù Cát
- Dự thảo lấy ý kiến: Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Thông báo Về việc mời đăng ký thực hiện dự án tại Khu thiết chế Công đoàn - Khu CC-09 thuộc Khu đô thị Long Vân, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn
- Thông báo mời quan tâm lựa chọn nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Tân Tường An, xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ
- Thông báo mời quan tâm lựa chọn nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Hoài Hương, phường Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn
- Thông báo mời quan tâm lựa chọn nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bình Tân, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn
- Thông báo mời quan tâm lựa chọn nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bình An, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước
- Thông báo mời quan tâm lựa chọn nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Đệ Đức - Hoài Tân, phường Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn


- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn (lần 2)
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - dự án Trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực vận tải Phù Cát (Lần 2)
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Showroom trưng bày, mua bán, bảo trì bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng xe ô tô, phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất (lần 2) - Dự án Khu kho bãi, dịch vụ, logistics (KB-DV 05)
- Hồ sơ góp ý dự thảo Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Quét mã QR code để tải biểu mẫu về đăng ký doanh nghiệp.
- Góp ý dự thảo Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án Làng Hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc (KVPVP) tại tỉnh Bình Định (lần 2)

- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu dân cư trung tâm xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn
- Thông báo - Về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu đô thị thương mại - dịch vụ phía Nam đường Đô Đốc Bảo, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn
- Dự thảo Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án và các biểu mẫu thu thập thông tin Dự án Làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc
- Thông báo - Về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu nhà ở kết hợp chỉnh trang đô thị - Trung tâm thương mại dịch vụ đô thị Hoài Thanh Tây
- Thông báo - Về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực vận tải Phù Cát
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu kho bãi, dịch vụ, logistics (KB-DV 05)
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu kho bãi, dịch vụ, logistics (KB-DV 04)
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu A3 (Eco-Lagoon) - Khu đô thị thương mại Bắc sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn
- Dự thảo Quyết định ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu đô thị Bình Chương Nam, phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu phố thương mại - dịch vụ thuộc khu đô thị Phú Mỹ Tân
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu đô thị Khang Mỹ Lộc, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu dân cư - Thương mại - Dịch vụ Đông Bắc Bằng Châu, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn
Công văn và biểu mẫu rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025
Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu đô thị Bắc Bằng Châu, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn
Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu đô thị mới phía Bắc KDC Phú Mỹ Lộc dọc Quốc lộ 1A cũ và Quốc lộ 1A mới
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu đô thị phía Nam cây xăng dầu Việt Hưng
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất- Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và dân cư khu vực suối nước nóng Hội Vân
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất (lần 2) - Dự án Khu du lịch Eo Vượt 1, Khu kinh tế Nhơn Hội
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất (lần 2) - Dự án Khu du lịch Eo Vượt 2, Khu kinh tế Nhơn Hội
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất (lần 2) - Dự án Khu vui chơi Phú Hậu - Cát Tiến, Khu kinh tế Nhơn Hội
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất Dự án Khu đô thị mới Nhơn Bình
- Thông báo đính chính Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu dân cư Phúc Gia Tân
Thông báo mời quan tâm Dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu đô thị Trà Quang Nam, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ
Thông báo mời quan tâm Dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu dân cư Phúc Gia Tân
Thông báo mời quan tâm Dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu vui chơi Phú Hậu - Cát Tiến, Khu kinh tế Nhơn Hội
Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu du lịch Bãi Bàng Bé
Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu du lịch Eo Vượt 2, Khu kinh tế Nhơn Hội
Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu du lịch Eo Vượt 1, Khu kinh tế Nhơn Hội

Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng - Dự án Cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt thị trấn Phú Phong

Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Chuyển đổi sang đất ở đô thị trên một phần diện tích của Dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ Du lịch Nhơn Hội
Thông báo mời quan tâm - Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư Ánh Việt
Thông báo mời quan tâm - Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và dân cư khu vực suối nước nóng Hội Vân

2644/QĐ-UBND

Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính liên thông trong lĩnh vực Đầu tư tại Việt Nam thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 14/11/2022

lượt xem: 1387 | lượt tải:292

16/KH-SKHĐT

Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2022 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 14/11/2022

lượt xem: 1160 | lượt tải:213

364/QĐ-SKHĐT

Quyết định về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022

Thời gian đăng: 14/11/2022

lượt xem: 1057 | lượt tải:212

335/QĐ-SKHĐT

Quyết định về việc phê duyệt cấp độ an toàn Hệ thống thông tin

Thời gian đăng: 01/12/2021

lượt xem: 2240 | lượt tải:805

2143/SKHĐT-VP

Hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 12/11/2021

lượt xem: 5587 | lượt tải:1838
Công dân hỏi - Giám đốc sở trả lời
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay4,496
  • Tháng hiện tại104,541
  • Tổng lượt truy cập63,306,509
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây