Ông Nguyễn Thành Hải- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tóm tắt về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tháng 10 và 10 tháng năm 2022. Trong tháng 10 và 10 tháng năm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng tiêu cực của tình hình dịch bệnh Covid-19, biến đổi khí hậu, tình hình xung đột quân sự và biến động kinh tế, chính trị ở một số quốc gia trên thế giới, tình hình lạm phát, giá cả nguyên vật liệu gia tăng,... song nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm, nỗ lực, phấn đấu của các cấp, các ngành, các địa phương và sự đồng thuận, ủng hộ của doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định, duy trì tăng trưởng khá và đạt kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực.
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
KH 2022 |
TH 9 tháng 2022 |
TH 10 tháng 2022 |
|
|
1 |
Tốc độ tăng GRDP |
% |
6,0-6,5 |
8,92 |
- |
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
- Nông, lâm, thuỷ sản |
% |
3,2-3,4 |
3,04 |
- |
|
|
- Công nghiệp và xây dựng |
% |
9,3-9,7 |
8,88 |
- |
|
|
+ Công nghiệp |
% |
10-10,4 |
9,96 |
- |
|
|
+ Xây dựng |
% |
7,9-8,3 |
6,38 |
- |
|
|
- Dịch vụ |
% |
5,0-5,8 |
13,43 |
- |
|
|
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm |
% |
10 |
8,94 |
- |
|
|
- GRDP bình quân đầu người |
Triệu đồng |
66,34 |
- |
- |
|
2 |
Chỉ số sản xuất CN (IIP) |
% |
6,5-7,0 |
7,09 |
7,02 |
|
3 |
Kim ngạch xuất khẩu |
Triệu USD |
1.350 |
1.263,6 |
1.332,3 |
|
4 |
Tổng thu ngân sách trên địa bàn |
Tỷ đồng |
12.202 |
12.195 |
13.526 |
|
|
Trong đó: Thu nội địa |
Tỷ đồng |
11.135 |
11.455 |
12.750 |
|
5 |
Tốc độ tăng Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội |
% |
10 |
10,7 |
- |
|
6 |
Duy trì mức sinh thay thế bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,0 đến 2,2 con |
|
Duy trì |
Duy trì |
Duy trì |
|
7 |
Tạo việc làm mới |
Người |
28.000 |
24.912 |
|
|
8 |
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghề |
% |
60 |
59,53 |
|
|
9 |
Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới |
% |
1,5-2 |
1,26 |
|
|
10 |
Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế |
% |
96 |
94,6 |
|
|
11 |
Tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội |
% |
17,05 |
- |
- |
|
12 |
Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ |
% |
100 |
100 |
100 |
|
13 |
Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế |
% |
100 |
100 |
100 |
|
14 |
Số giường bệnh trên 1 vạn dân |
Giường |
35 |
35 |
35 |
|
15 |
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân |
% |
≤ 7,8 |
7,6 |
7,6 |
|
16 |
Tỷ lệ che phủ rừng |
% |
56,9 |
- |
- |
|
17 |
Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh |
% |
100 |
100 |
100 |
|
|
Trong đó: Tỷ lệ sử dụng nước sạch |
% |
31 |
- |
- |
|
18 |
Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch |
% |
84,22 |
83,2 |
83,2 |
|
19 |
Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom |
% |
81 |
81,39 |
81,39 |
|
Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, thách thức:
- Giá cả từ nay đến cuối năm của một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh có xu hướng giảm, nhất là giá cả các loại vật nuôi, trong khi giá cả nguyên liệu đầu vào, vật tư, phân bón có chiều hướng tăng, bên cạnh nguy cơ ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh khó lường trong những tháng cuối năm 2022;
- Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về đơn hàng tiêu thụ, xuất khẩu do ảnh hưởng tình hình xung đột vũ trang và chính sách tiền tệ tại một số quốc gia phát triển trên thế giới. Đồng thời, một số dự án chậm triển khai so với tiến độ đã phê duyệt do ảnh hưởng công tác GPMB chậm, bố trí nguồn vốn, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia, làm ảnh hưởng đến công tác giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh.
- Hiện nay, sức mua người dân, nhu cầu thị trường giảm nhưng do chi phí sản xuất tăng cao nên nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh tăng giá bán đối với nhiều mặt hàng, đặc biệt là thực phẩm thiết yếu, có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực và có thể kéo dài sang năm 2023.
Các Sở, ngành và các địa phương cũng đã báo cáo những kết quả đạt được của đơn vị phụ trách trong 10 tháng qua và nhiệm vụ những tháng còn lại.
Kết luận Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung những nhiệm vụ trước mắt như sau:
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, địa phương tập trung rà soát nguồn cung để phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố định hướng thị trường và hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm; theo đó, xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ tất cả các loại sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, theo hướng duy trì thị trường cũ ổn định, tìm hiểu mở thị trường mới, quản lý thương nhân, hỗ trợ đầu vào phục vụ sản xuất cho người dân, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/11/2022. Khẩn trương gặp gỡ các thương lái để thống nhất giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản cho bà con; làm việc với các đơn vị cung cấp nguyên liệu đầu vào để có giải pháp hỗ trợ giảm chi phí đầu vào sản xuất; thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử;...
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các đơn vị có liên quan chủ động làm việc với các doanh nghiệp để nắm bắt các khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; tổng hợp số liệu, tiến hành phân loại, phân tích đánh giá, báo cáo đề xuất UBND tỉnh chậm nhất ngày 20/11/2022 để xem xét, cùng các sở, ngành tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là về tín dụng, các khoản nghĩa vụ tài chính khác để duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Các sở, ban, ngành, địa phương chủ động đẩy mạnh hoạt động văn hoá - thể thao - du lịch, tạo thêm các điểm nhấn về văn hoá - du lịch, tăng cường tổ chức các hoạt động khuyến mãi, giảm giá dịch vụ du lịch để thu hút du khách; mời gọi hình thức du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm (du lịch MICE) để kích cầu thúc đẩy du lịch, đồng thời quan tâm phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ sự ủng hộ tổ chức các hội nghị, hội thảo của ngành tại tỉnh Bình Định; phối hợp đồng bộ tổ chức thực hiện các hoạt động phục vụ vui xuân đón Tết. Bên cạnh đó, chú trọng thực hiện các giải pháp về truyền thông, nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Bình Định đến các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án, nhất là những dự án trọng điểm về giao thông, thủy lợi, văn hóa, giáo dục. UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn qua tỉnh Bình Định, phấn đấu đến ngày 20/11/2022 bàn giao 70% mặt bằng cho đơn vị thi công.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch đề ra, phấn đấu tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh năm 2022 đạt 100% kế hoạch.
- Các sở, ngành, đơn vị tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, trong đó tập trung rà soát phương án “4 tại chỗ” ứng với từng cấp độ rủi ro thiên tai; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện phương án phòng chống thiên tai năm 2022 trình UBND tỉnh trước ngày 21/11/2022 để xem xét phê duyệt.
- Các sở, ngành bám sát chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đã đề ra để thực hiện đầy đủ; đồng thời, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo sát chỉ tiêu kế hoạch đề ra, triển khai đến cấp xã để chỉ đạo, điều hành đúng, hiệu quả trên từng địa bàn, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội toàn tỉnh; đồng thời, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trong các tháng cuối năm 2022.