Phê duyệt Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030

Thứ năm - 10/11/2022 15:00
Với quan điểm phát triển cây ăn quả trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; ngày 17/10/2022 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký ban hành Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030.
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet)
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet)
Theo đó, định hướng và giải pháp phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2030 như sau:
          I. Định hướng phát triển 14 loại cây ăn quả chủ lực đến năm 2030
1. Cây thanh long
Ổn định diện tích thanh long khoảng 60 - 65 ngàn ha, sản lượng 1,3 - 1,5 triệu tấn. Các vùng sản xuất thanh long tập trung gồm: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang.
Xây dựng cơ cấu giống thanh long ruột trắng, ruột đỏ, thanh long vỏ vàng phù hợp nhu cầu thị trường.
Bố trí diện tích thanh long rải vụ thu hoạch khoảng 60% diện tích, thanh long chính vụ 40% diện tích.
Áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến, an toàn, ứng dụng kỹ thuật trồng thanh long theo dàn chữ T, tưới nước tiết kiệm, sử dụng đèn chuyên dụng điều kiện ra hoa; đốn tỉa và xử lý cành đốn trên cây thanh long.
Từng bước hình thành các vùng sản xuất thanh long theo thị trường xuất khẩu có chứng nhận hoặc cấp mã số vùng trồng. Tổ chức liên kết giữa vùng sản xuất tập trung với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thanh long.
2. Cây xoài
Định hướng phát triển khoảng 130-140 ngàn ha, sản lượng 1,1-1,5 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất xoài trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La), vùng Nam Trung bộ (Bình Thuận, Khánh Hòa), vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai, Tây Ninh), vùng đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang).
Đối với các tỉnh phía Bắc, bố trí hợp lý bộ giống xoài theo hướng các giống chính vụ khoảng 70% diện tích, các giống rải vụ thu hoạch chiếm khoảng 30% diện tích. Ngoài việc sử dụng bộ giống rải vụ, kết hợp biện pháp thâm canh có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 2 - 3 tháng. Các tỉnh phía Nam, diện tích xoài rải vụ thu hoạch 50% diện tích, chính vụ 50% diện tích.
Phục tráng, bình tuyển cây đầu dòng; xây dựng vườn cây đầu dòng, ưu tiên giống xoài cát Hòa Lộc, xoài tượng Da xanh, xoài Keo…. Chú trọng phát triển giống xoài vỏ dày phục vụ xuất khẩu và giống làm gốc ghép có khả năng chịu hạn, mặn, phèn ở các tỉnh phía Nam.
Liên kết sản xuất, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật: đốn tỉa tạo hình, tưới nước tiết kiệm, kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả, kỹ thuật bao quả, thâm canh theo các quy trình sản xuất tiên tiến an toàn.
3. Cây chuối
Định hướng phát triển khoảng 165-175 ngàn ha, sản lượng 2,6-3 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất chuối trọng điểm: Vùng đồng bằng sông Hồng (TP. Hà Nội, Hưng Yên), vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu), vùng Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị), vùng Nam Trung bộ (Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa), vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai), Tây Nguyên (Gia Lai) và vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau).
Tiếp tục nghiên cứu chọn tạo, tăng cường sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh (nhất là bệnh vàng lá Panama). Phục tráng giống, chuyển giao các giống chuối đặc sản gắn với chương trình phát triển sản phẩm OCOP ở các địa phương.
Áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến, hữu cơ, an toàn trong sản xuất; chú trọng kỹ thuật bao buồng, kỹ thuật trồng xen, chống đổ và đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất chuối tập trung.
4. Cây vải
Ổn định diện tích khoảng 55 ngàn ha, sản lượng 330-350 ngàn tấn; bố trí cơ cấu giống vải chín sớm khoảng 30% diện tích, chính vụ khoảng 70% diện tích. Các tỉnh sản xuất vải trọng điểm: Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh.
Bình tuyển, phục tráng các giống vải đặc sản địa phương, kết hợp chọn tạo, nhập nội, chuyển giao các giống mới chất lượng, chín sớm (thu hoạch trong khoảng tháng 5).
Áp dụng đồng bộ gói kỹ thuật thâm canh trong điều kiện biến đổi khí hậu: ghép cải tạo, tỉa cành, tạo tán, kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả...
Tổ chức liên kết giữa các hộ tại vùng sản xuất tập trung với các doanh nghiệp xuất khẩu. Chú trọng chuyển giao công nghệ bảo quản sau thu hoạch vải, đẩy mạnh sản xuất an toàn (VietGAP) và cấp mã số vùng trồng.
5. Cây nhãn
Ổn định diện tích khoảng 85 ngàn ha, sản lượng 700 - 750 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất nhãn trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lào Cai), vùng đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội), vùng Đông Nam bộ (Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu), vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng).
Bố trí cơ cấu các giống nhãn ở các tỉnh phía Bắc với giống chín sớm 10%, chính vụ 50% và chín muộn 40% diện tích; các tỉnh phía Nam diện tích chính vụ 50%, rải vụ thu hoạch 50%.
Tiếp tục chọn tạo, nhập nội các giống nhãn mới chất lượng: giống dễ xử lý ra hoa, quả to, màu vỏ sáng, thịt quả dày, hạt nhỏ, chống chịu với chổi rồng và có thời gian bảo quản kéo dài.
Áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến, hữu cơ, an toàn trong sản xuất; đốn tỉa tạo hình, tưới nước tiết kiệm, kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả, kỹ thuật bao quả; phát triển các vùng sản xuất nhãn có chứng nhận, cấp mã số vùng trồng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
6. Cây cam
Định hướng ổn định diện tích khoảng 100 ngàn ha, sản lượng 1,2 - 1,3 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất cam trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang), vùng đồng bằng sông Hồng (TP. Hà Nội, Hưng Yên), vùng Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh), vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng).
Các tỉnh phía Bắc, cơ cấu diện tích cam chính vụ 70-75%, diện tích cam rải vụ thu hoạch 25-30%. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long diện tích cam chính vụ 50%, rải vụ thu hoạch 50%.
Nhập nội, bình tuyển, chọn tạo và chuyển giao bộ giống cam có chất lượng, ít hạt hoặc không có hạt, chống chịu sâu bệnh hại, xây dựng vườn giống đầu dòng sạch bệnh, nhân giống cam sạch bệnh, phục vụ tái canh.
Áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến, hữu cơ, an toàn, chú trọng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, công nghệ bảo quản sau thu hoạch cam.
7. Cây bưởi
Định hướng phát triển khoảng 110-120 ngàn ha, sản lượng 1,2-1,6 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất bưởi trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang), vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội), vùng Bắc Trung bộ (Hà Tĩnh), vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang).

Các tỉnh phía Bắc, bố trí cơ cấu giống bưởi chính vụ 70% diện tích, rải vụ thu hoạch 30%. Các tỉnh phía Nam, diện tích chính vụ 55% và rải vụ thu hoạch 45%.
Bình tuyển, phục tráng các giống bưởi bản địa, đặc sản địa phương có chất lượng, ít hạt, chống chịu sâu bệnh hại; đồng thời, nghiên cứu chọn tạo, phát triển giống bưởi mới, có chất lượng, phù hợp thị trường. Xây dựng vườn giống đầu dòng sạch bệnh, nhân giống bưởi sạch bệnh phục vụ sản xuất.
Đẩy mạnh sản xuất an toàn, ứng dụng kỹ thuật ghép cải tạo, tưới nước tiết kiệm, kỹ thuật thụ phấn bổ sung, xử lý ra hoa, đậu quả, phòng trừ sâu bệnh hại trong điều kiện biến đổi khí hậu, chú trọng khâu bảo quản bưởi.
8. Cây dứa
Định hướng phát triển khoảng 55-60 ngàn ha, sản lượng 800-950 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất dứa trọng điểm gồm: Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Tiền Giang, Kiên Giang.
Trồng dứa rải vụ thu hoạch để phục vụ nhu cầu dứa quanh năm, đáp ứng công suất cho các nhà máy chế biến dứa đóng hộp và nhu cầu sử dụng dứa tươi thời điểm trái vụ từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Bố trí tỷ lệ diện tích dứa trái vụ chiếm từ 30 - 40% diện tích.
Mở rộng diện tích trồng dứa tại một số vùng cho hiệu quả cao hơn cây trồng khác, như vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn các tỉnh phía Nam, vùng miền núi phía Bắc, gắn với các nhà máy chế biến.
Xây dựng hệ thống vườn giống gốc sạch bệnh phục vụ nhân giống, ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống dứa sạch bệnh phục vụ sản xuất.
Áp dụng đồng bộ biện pháp kỹ thuật thâm canh: tưới nước tiết kiệm, che tủ đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật xử lý ra hoa trong sản xuất dứa...
9. Cây chôm chôm
Ổn định diện tích khoảng 25 ngàn ha, sản lượng 400 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất chôm chôm trọng điểm: Đồng Nai, Bến Tre, Vĩnh Long.
Bình tuyển, phục tráng các giống chôm chôm đặc sản địa phương, kết hợp chọn tạo, nhập nội, mở rộng giống mới chất lượng, có khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cơ cấu tỷ lệ diện tích chôm chôm chính vụ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 50%, rải vụ 50%.
10. Cây sầu riêng
Định hướng phát triển khoảng 65-75 ngàn ha, sản lượng 830-950 ngàn tấn. Các tỉnh trọng điểm sản xuất sầu riêng: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre), đông nam Bộ (Đồng Nai, Bình Phước), Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông).
Nghiên cứu chọn lọc, phục tráng, nhập nội, khảo nghiệm các giống sầu riêng theo hướng chất lượng cao phù hợp thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bình tuyển cây đầu dòng, xây dựng vườn cây đầu dòng, xây dựng hệ thống nhân giống sầu riêng sạch bệnh phục vụ sản xuất.
Áp dụng đồng bộ biện pháp kỹ thuật thâm canh: tưới nước tiết kiệm, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật xử lý ra hoa trong sản xuất trái vụ... Tỷ lệ diện tích sầu riêng chính vụ 50%, rải vụ 50%.
Tổ chức liên kết sản xuất, tăng cường chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm như sầu riêng cấp đông, bột sầu riêng...; xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, xuất xứ hàng hóa và thương hiệu sản phẩm cho sầu riêng.
11. Cây mít
Ổn định diện tích khoảng 50 ngàn ha, sản lượng 600-700 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất mít trọng điểm: Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai), đông nam Bộ (Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh), đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang).
Đẩy mạnh bình tuyển, phục tráng các giống mít đặc sản địa phương, chọn tạo, nhập nội, mở rộng các giống mới chất lượng, thuận lợi cho tiêu thụ và chế biến.
Xây dựng hệ thống vườn đầu dòng, đảm bảo cung cấp giống có chất lượng phục vụ sản xuất.
Rải vụ thu hoạch mít theo tỷ lệ diện tích chính vụ 60%, rải vụ 40%.
12. Cây chanh leo
Định hướng phát triển khoảng 12 - 15 ngàn ha, sản lượng 250 - 300 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất chanh leo trọng điểm: Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Trị, Sơn La, Nghệ An.
Nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm chanh leo mới chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh hại. Hình thành hệ thống sản xuất cây giống chanh leo sạch bệnh phục vụ sản xuất.
Áp dụng đồng bộ kỹ thuật làm giàn, cắt tỉa, bón phân, tưới nước tiên tiến, tiết kiệm, phòng trừ sâu bệnh và luân canh...
Liên kết sản xuất, thực hiện sản xuất chanh leo an toàn, tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở sơ chế, chế biến, sản xuất nguyên liệu quả chanh leo nhằm nâng cao chất lượng.
13. Cây bơ
Định hướng ổn định diện tích khoảng 25-30 ngàn ha, sản lượng 250-300 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất bơ trọng điểm: Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông), trung du miền núi phía Bắc (Sơn La), Bắc Trung bộ (Quảng Trị, Nghệ An).
Tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống bơ chất lượng cao và rải vụ thu hoạch; đồng thời, phục tráng giống bơ đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Bình tuyển cây đầu dòng, xây dựng vườn đầu dòng, hệ thống nhân giống bơ, xây dựng cơ cấu giống bơ rải vụ thu hoạch trên địa bàn.
Áp dụng đồng bộ kỹ thuật trồng xen, tưới nước tiên tiến, tiết kiệm, đốn tỉa, bón phân và phòng trừ sâu bệnh…
Cơ cấu tỷ lệ diện tích bơ chín chính vụ 60%, rải vụ 40%.
Đẩy mạnh sản xuất an toàn, chú trọng khâu bảo quản quả bơ tươi; tăng cường chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm bơ.
14. Cây na
Ổn định diện tích khoảng 25-30 ngàn ha, sản lượng 220-250 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất trọng điểm: Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tây Ninh, Tiền Giang.
Đẩy mạnh bình tuyển, phục tráng các giống na đặc sản địa phương, chọn tạo, nhập nội các giống mới chất lượng, rải vụ thu hoạch thuận lợi cho tiêu thụ.
Xây dựng hệ thống vườn đầu dòng, nhân giống na phục vụ sản xuất.
Áp dụng đồng bộ biện pháp kỹ thuật đốn tỉa, xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch, cơ giới hóa, bón phân, tưới nước tiết kiệm và phòng trừ sâu bệnh... Cơ cấu tỷ lệ diện tích thu hoạch chính vụ 70%, rải vụ thu hoạch 30%.
II. Các giải pháp phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2030
1. Về tổ chức sản xuất
Căn cứ Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực toàn quốc được phê duyệt; các tỉnh, thành phố xác định quy mô vùng sản xuất cây ăn quả tập trung trong phương án quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan khác; gắn phát triển vùng trồng cây ăn quả với các cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm.
Các địa phương tiếp tục thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm cây ăn quả; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp định hướng quy mô vùng trồng các loại cây ăn quả chủ lực; thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất cây ăn quả từ xây dựng vùng trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Để xây dựng liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất cây ăn quả, Hợp tác xã có vai trò cầu nối quan trọng. Các địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt chú trọng hỗ trợ thành lập mới và nâng cao năng lực cho các thành viên Hợp tác xã.
Đối với hộ gia đình, cần chủ động liên kết với doanh nghiệp thông qua Hợp tác xã để hình thành vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, gắn với xây dựng mã số vùng trồng truy suất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả. Đồng thời, tích cực tham gia các khóa đào tạo nghề làm vườn, tăng cường kỹ năng sản xuất, kiến thức thị trường về cây ăn quả....
2. Về khoa học công nghệ
Tiếp tục đầu tư lưu giữ nguồn gen; chọn, tạo, nhập mới giống cây ăn quả năng suất, chất lượng cao, rải vụ thu hoạch, chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu.
Tiếp tục hoàn thiện quy trình nhân giống cây ăn quả sạch bệnh; kỹ thuật rải vụ thu hoạch; quy trình canh tác tiên tiến; công nghệ xử lý, bảo quản, chế biến sau thu hoạch phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
Nghiên cứu dự báo thị trường; nghiên cứu các giải pháp cơ giới hóa các khâu chăm sóc và thu hái quả; nghiên cứu công nghệ và thiết kế, chế tạo các dây chuyền thiết bị bảo quản, chế biến phục vụ xuất khẩu.
Ban hành hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cây ăn quả phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; quản lý chặt chẽ hệ thống sản xuất, cung ứng giống cây ăn quả, đảm bảo chất lượng giống phục vụ trồng mới, tái canh và ghép cải tạo.
Xây dựng các chương trình khuyến nông về canh tác tiên tiến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; ưu tiên chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây ăn quả chủ lực tại các vùng trồng tập trung theo GAP, hữu cơ...; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm.
3. Về đầu tư
Các hộ gia đình đầu tư phát triển vùng trồng cây ăn quả chủ lực để hình thành theo vùng nguyên liệu tập trung. Hợp tác xã, liên kết với các hộ gia đình và doanh nghiệp đầu tư nhà sơ chế, kho chứa sản phẩm. Doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả.
Ngân sách Nhà nước đầu tư các công trình thủy lợi tại các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, các công trình giao thông kết nối vùng sản xuất tập trung với các trục giao thông chính và các công trình hạ tầng thiết yếu khác phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả; nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ về giống, thâm canh, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm cây ăn quả; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả chủ lực của vùng...
4. Thị trường tiêu thụ
Đối với thị trường trong nước, các địa phương cần xây dựng hình ảnh sản phẩm cây ăn quả đặc sản vùng miền và sản phẩm đặc hữu của từng địa phương. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu sản phẩm cây ăn quả, gắn với chỉ dẫn địa lý; hình thành sàn giao dịch sản phẩm cây ăn quả; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại để người tiêu dùng trong nước có đủ thông tin về sản phẩm cây ăn quả.
Đối với thị trường xuất khẩu, các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ và doanh nghiệp thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu; trọng tâm là sản xuất các sản phẩm theo nhu cầu thị trường các nước nhập khẩu và tháo gỡ rào cản thương mại. Tập trung thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu quả chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời, tiếp tục mở rộng các thị trường: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nga, ASEAN, EU, Trung Đông, Bắc Phi...
5. Chính sách
Tổ chức thực hiện tốt các chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất; chính sách phát triển Hợp tác xã… Đồng thời, nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành chính sách mới hỗ trợ phát triển cây ăn quả.
6. Về hợp tác quốc tế
Tăng cường hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế về khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển cây ăn quả như: Trao đổi nguồn gen mới; nghiên cứu chọn, tạo, nhập nội giống mới; quy trình canh tác cây ăn quả an toàn, bền vững; công nghệ thu hái, bảo quản, chế biến cây ăn quả; tháo gỡ rào cản thương mại, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả…
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
 

Tác giả bài viết: Công Hảo

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

- Thông báo: Mời báo giá máy tính laptop năm 2024
- Hồ sơ Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2030.
Thông báo mời thầu - Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Long Mỹ sử dụng công nghệ đốt rác phát điện
Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Nghĩa trang Đồi Pháo, Hoài Hảo
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu nhà ở kết hợp chỉnh trang đô thị tại khu vực phía Nam và phía Bắc đường Tăng Bạt Hổ, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu nhà ở kết hợp chỉnh trang đô thị tại khu vực phía Nam và phía Bắc đường Tăng Bạt Hổ, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước
- Thông báo: Thông báo tuyển dụng Kế toán, Phiên dịch viên Dự án Làng Hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ - lần 2
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ
- Thông báo: Bổ sung 58 thủ tục hành chính thực hiện thí điểm chỉ tiếp nhận hồ sơ bằng hình thực trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Thông báo kỳ thi tuyển dụng viên chức 2023:
+ Hoàn thiện và nộp hồ sơ trúng tuyển viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
+ Quyết định công nhận kết quả thi tuyển viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
+ Nội quy thi phỏng vấn (vòng 2), kỳ thi tuyển dụng viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
+ Triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định năm 2023
+ Nội dung tài liệu ôn tập kiểm tra, sát hạch (vòng 2), kỳ tuyển dụng viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
+ Kết quả kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển; Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2 tuyển dụng và hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển viên chức
+ Kế hoạch Tuyển dụng viên chức tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
- Văn bản và biểu mẫu xây dựng Kế hoạch đầu tư công 2024
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Nhà ở xã hội Nhơn Phú 2, phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn
- Thông báo: Giá trị và tỷ lệ giải ngân của các chủ đầu tư đến 28/6/2023
- Thông báo: Giá trị và tỷ lệ giải ngân của các chủ đầu tư đến 31/5/2023
- Thông báo: Giá trị và tỷ lệ giải ngân của các chủ đầu tư đến 04/5/2023
- Thông báo: Giá trị và tỷ lệ giải ngân của các chủ đầu tư đến 29/3/2023
- Công bố Danh mục khu vực nạo vét đầm Thị Nại theo hình thức xã hội hoá
- Thông báo về việc bán thanh lý tài sản (vật tư, vật liệu) thu hồi do tháo dỡ Trụ sở làm việc cũ của Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Văn bản và Phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023.
- Thông báo khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư Dự án: Cấp nước sạch trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn theo hình thức đối tác công tư PPP (hợp đồng BOO)
- Thông báo: Lịch tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
Thông cáo báo chí Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị và Xúc tiến đầu tư Vùng.
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu đô thị và du lịch An Quang, huyện Phù Cát
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu đô thị và du lịch An Quang, huyện Phù Cát
- Dự thảo lấy ý kiến: Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Thông báo Về việc mời đăng ký thực hiện dự án tại Khu thiết chế Công đoàn - Khu CC-09 thuộc Khu đô thị Long Vân, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn
- Thông báo mời quan tâm lựa chọn nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Tân Tường An, xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ
- Thông báo mời quan tâm lựa chọn nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Hoài Hương, phường Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn
- Thông báo mời quan tâm lựa chọn nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bình Tân, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn
- Thông báo mời quan tâm lựa chọn nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bình An, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước
- Thông báo mời quan tâm lựa chọn nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Đệ Đức - Hoài Tân, phường Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn


- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn (lần 2)
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - dự án Trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực vận tải Phù Cát (Lần 2)
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Showroom trưng bày, mua bán, bảo trì bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng xe ô tô, phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất (lần 2) - Dự án Khu kho bãi, dịch vụ, logistics (KB-DV 05)
- Hồ sơ góp ý dự thảo Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Quét mã QR code để tải biểu mẫu về đăng ký doanh nghiệp.
- Góp ý dự thảo Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án Làng Hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc (KVPVP) tại tỉnh Bình Định (lần 2)

- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu dân cư trung tâm xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn
- Thông báo - Về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu đô thị thương mại - dịch vụ phía Nam đường Đô Đốc Bảo, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn
- Dự thảo Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án và các biểu mẫu thu thập thông tin Dự án Làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc
- Thông báo - Về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu nhà ở kết hợp chỉnh trang đô thị - Trung tâm thương mại dịch vụ đô thị Hoài Thanh Tây
- Thông báo - Về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực vận tải Phù Cát
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu kho bãi, dịch vụ, logistics (KB-DV 05)
- Thông báo về việc mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu kho bãi, dịch vụ, logistics (KB-DV 04)
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu A3 (Eco-Lagoon) - Khu đô thị thương mại Bắc sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn
- Dự thảo Quyết định ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu đô thị Bình Chương Nam, phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu phố thương mại - dịch vụ thuộc khu đô thị Phú Mỹ Tân
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu đô thị Khang Mỹ Lộc, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu dân cư - Thương mại - Dịch vụ Đông Bắc Bằng Châu, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn
Công văn và biểu mẫu rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025
Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu đô thị Bắc Bằng Châu, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn
Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu đô thị mới phía Bắc KDC Phú Mỹ Lộc dọc Quốc lộ 1A cũ và Quốc lộ 1A mới
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu đô thị phía Nam cây xăng dầu Việt Hưng
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất- Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và dân cư khu vực suối nước nóng Hội Vân
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất (lần 2) - Dự án Khu du lịch Eo Vượt 1, Khu kinh tế Nhơn Hội
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất (lần 2) - Dự án Khu du lịch Eo Vượt 2, Khu kinh tế Nhơn Hội
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất (lần 2) - Dự án Khu vui chơi Phú Hậu - Cát Tiến, Khu kinh tế Nhơn Hội
- Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất Dự án Khu đô thị mới Nhơn Bình
- Thông báo đính chính Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất dự án Khu dân cư Phúc Gia Tân
Thông báo mời quan tâm Dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu đô thị Trà Quang Nam, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ
Thông báo mời quan tâm Dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu dân cư Phúc Gia Tân
Thông báo mời quan tâm Dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu vui chơi Phú Hậu - Cát Tiến, Khu kinh tế Nhơn Hội
Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu du lịch Bãi Bàng Bé
Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu du lịch Eo Vượt 2, Khu kinh tế Nhơn Hội
Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Khu du lịch Eo Vượt 1, Khu kinh tế Nhơn Hội

Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng - Dự án Cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt thị trấn Phú Phong

Thông báo mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất - Dự án Chuyển đổi sang đất ở đô thị trên một phần diện tích của Dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ Du lịch Nhơn Hội
Thông báo mời quan tâm - Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư Ánh Việt
Thông báo mời quan tâm - Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và dân cư khu vực suối nước nóng Hội Vân

2644/QĐ-UBND

Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính liên thông trong lĩnh vực Đầu tư tại Việt Nam thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 14/11/2022

lượt xem: 1251 | lượt tải:255

16/KH-SKHĐT

Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2022 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 14/11/2022

lượt xem: 1124 | lượt tải:199

364/QĐ-SKHĐT

Quyết định về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022

Thời gian đăng: 14/11/2022

lượt xem: 1023 | lượt tải:205

335/QĐ-SKHĐT

Quyết định về việc phê duyệt cấp độ an toàn Hệ thống thông tin

Thời gian đăng: 01/12/2021

lượt xem: 1982 | lượt tải:718

2143/SKHĐT-VP

Hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 12/11/2021

lượt xem: 4957 | lượt tải:1745
Công dân hỏi - Giám đốc sở trả lời
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập290
  • Máy chủ tìm kiếm135
  • Khách viếng thăm155
  • Hôm nay73,124
  • Tháng hiện tại1,493,313
  • Tổng lượt truy cập61,961,866
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây