Phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Chủ nhật - 28/08/2022 17:02
Căn cứ Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021- 2025; ngày 25/8/2022, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2760/QĐ-UBND Phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau: 1. Mục tiêu 1.1. Mục tiêu chung Phát triển Lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp; phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh 2 thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Bình Định. 1.2. Mục tiêu cụ thể - Bảo vệ và phát triển bền vững đối với toàn bộ diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021-2025; quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, duy trì ổn định độ che phủ rừng đến năm 2025 đạt trên 58%; tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; - Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,0-5,5% năm; - Phát triển Lâm nghiệp gắn với phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; phát triển kinh tế rừng toàn diện, bền vững, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người làm nghề rừng. Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng là rừng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020. 2. Nhiệm vụ 2.1. Về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng a) Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đặc biệt là đối với diện tích rừng tự nhiên; đảm bảo cơ cấu 3 loại rừng hợp lý (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất); thực hiện hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. b) 100% diện tích rừng của các ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ và các chủ rừng là tổ chức thuộc các thành phần kinh tế được quản lý hiệu quả, bền vững. c) Thực hiện công tác khoán bảo vệ rừng giai đoạn 2021-2025 của các dự án 215.776,0 lượt ha (bình quân 43.155,0 ha/năm); hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất của các công ty TNHH lâm nghiệp: 100.245 lượt ha (bình quân 20.049 ha/năm); khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: 679,0 lượt ha (bình quân 168 ha/năm). d) Thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng, các khu rừng có tính đa dạng sinh học cao. 2.2. Về phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng a) Trồng rừng tập trung giai đoạn 2021-2025 diện tích 40.000 ha (bình quân 8.000 ha/năm); trong đó trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 1.750,0 ha (bình quân 350,0 ha/năm); trồng rừng sản xuất 38.250,0 ha (bình quân 7.650,0 ha/năm; trong đó tiếp tục triển khai trồng rừng gỗ lớn gắn với cấp chứng chỉ rừng theo Đề án phát triển cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2035 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 2240/QĐ-UBND ngày 3 19/7/2018 của UBND tỉnh Bình Định; theo đó, đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định có 10.000 ha rừng trồng gỗ lớn). b) Chăm sóc rừng trồng giai đoạn 2021-2025 diện tích 97.750 ha (bình quân 19.550 ha/năm); trong đó chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng 6.350 ha (bình quân 1.270 ha/năm); chăm sóc rừng trồng sản xuất 91.400 ha (bình quân 18.280 ha/năm). c) Trồng cây phân tán giai đoạn 2021-2025 là 9.115 nghìn cây (bình quân 1.823 nghìn cây/năm). d) Nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng: đến năm 2025, năng suất rừng trồng đạt bình quân 25 m3 /ha/năm, sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân 5.000.000 m3 . 2.3. Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng a) Xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững: Tiếp tục xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Thông tư số 28/2018/TTBNNPTNT đối với các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh. Diện tích rừng xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2025 dự kiến là: 182.027,0 ha. b) Tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả, bền vững đối với 100% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng; đến năm 2025, có thêm 10.000 ha rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. 3. Giải pháp thực hiện 3.1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến công tác bảo vệ và phát triển rừng cho nhân dân nhất là người dân ở các vùng rừng, ven rừng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao ý thức xã hội về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, chống chặt, phá rừng trái pháp luật; nâng cao nhận thức về phát triển rừng bền vững, trồng rừng sản xuất gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao, sử dụng lâm sản có nguồn gốc hợp pháp. 3.2. Quản lý quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp - Quản lý chặt chẽ, điều chỉnh kịp thời quy hoạch 3 loại rừng cho phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, xử lý kiên quyết các vi phạm pháp luật đối với hoạt động mua bán, chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp trái phép. - Thực hiện công tác giao rừng, thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, thuê đất lâm nghiệp theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật lâm nghiệp; phối hợp thực hiện công tác giao đất, gắn với giao rừng cho 06 Ban quản lý rừng phòng hộ chưa có quyết định giao đất và các hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp để phát triển sản xuất lâm nghiệp lâu dài, ổn định. - Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết hợp tác trong trồng rừng, phát triển rừng, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản; thực hiện quản lý rừng trồng gắn với cấp chứng chỉ rừng để nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp. 3.3. Công tác khoa học công nghệ và khuyến lâm Triển khai thực hiện các đề tài khoa học nghiên cứu, chọn tạo cải thiện giống cây rừng, kỹ thuật thâm canh rừng và phát triển rừng trồng gỗ lớn phục vụ phát triển rừng sản xuất. - Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất giống cây lâm nghiệp ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng cây giống cây trồng lâm nghiệp. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp: ứng dụng phần mềm hệ thống cảnh báo cháy rừng; hệ thống phát hiện nhanh điểm cháy; phần mềm cập nhật diễn biến rừng; phần mềm thống kê các vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp; phần mềm điều tra, kiểm kê rừng. 3.4. Huy động các nguồn vốn - Thực hiện đa dạng nguồn vốn để thực hiện Chương trình, tăng cường huy động vốn từ các nguồn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân; - Lồng ghép các dự án phát triển lâm nghiệp với các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn; - Sử dụng có hiệu quả tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký ban hành./.
Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính liên thông trong lĩnh vực Đầu tư tại Việt Nam thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư