Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp trọng năm 2024 trên địa bàn tỉnh
Thứ sáu - 01/12/2023 15:08
Sáng ngày 1/12/2023, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp trọng năm 2024 trên địa bàn tỉnh
Đồng chí Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghi; đồng chủ trì còn có các Phó Chủ tịch: đồng chí Nguyễn Tuấn Thanh Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đồng chí Lâm Hải Giang phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Đồng chí Lê Hoàng Nghi, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội tháng năm 2023 và nhiệm vụ giải pháp trọng tâm năm 2024. Nhìn chung, Năm 2023, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong và ngoài nước nhưng dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết tâm điều hành, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định, duy trì tăng trưởng khá và đạt kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực: Dự báo có 18/19 chỉ tiêu được giao đầu năm đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 7,61%; cao hơn tăng trưởng bình quân chung cả nước; xếp vị trí thứ 17/63 tỉnh, thành phố cả nước, thứ 06/14 địa phương vùng miền Trung và thứ 1/5 địa phương vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tất cả các khu vực kinh tế đều đạt mức tăng trưởng dương: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,17%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,81% (riêng Công nghiệp tăng 6,82%), khu vực dịch vụ tăng 8,33%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,77%.
Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giữ mức tăng trưởng khá. Trồng trọt: Công tác chuẩn bị sản xuất, phòng chống dịch bệnh và chỉ đạo sản xuất được thực hiện tốt. Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 154.274,6 ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ; trong đó tổng diện tích lúa ước đạt 92.757 ha, giảm 1,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, năng suất ước đạt 68,9 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha so với năm 2022.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng được chỉ đạo và triển khai tích cực. Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2023 đạt 6.825 ha, vượt 158,2% kế hoạch năm 2023 (trong đó: vụ Đông Xuân 2.778 ha, vụ Hè Thu 3.407 ha, vụ Mùa 640 ha), tăng 35,8% so cùng kỳ (năm 2022 chuyển đổi được 5.024ha).
Chăn nuôi: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi quy mô trang trại; phát triển chăn nuôi nông hộ phù hợp, đảm bảo công tác phòng ngừa, kiểm soát dịch. Số lượng đàn vật nuôi chủ lực đều tăng so với năm 2022, trong đó: Đàn bò tăng 1,1%; đàn lợn tăng 4,8%; đàn gia cầm tăng 5,3%.
Lâm nghiệp: Tiếp tục mời gọi các doanh doanh nghiệp chế biến gỗ liên doanh, liên kết đầu tư trồng rừng, nhất là trồng rừng gỗ lớn. Tổng diện tích rừng trồng tập trung trong năm 2023 là 8.780 ha, đạt 100% kế hoạch; trong đó, trồng rừng gỗ lớn là 4.752 ha, đạt 105,7% kế hoạch. Tổng diện tích trồng rừng gỗ lớn đến nay đạt 9.882 ha.
Thủy sản: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đều tăng so với cùng kỳ 2022 (trong đó: khai thác tăng 3,2% và nuôi trồng thủy sản tăng 1,3% so với cùng kỳ). Công tác khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) được chỉ đạo quyết liệt xuyên suốt trong năm. Vào tháng 10/2023, Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu đã tổ chức làm việc với tỉnh, qua kiểm tra đã đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Bình Định về chống khai thác IUU và đề nghị địa phương cố gắng phát huy, duy trì trong thời gian tới nhằm tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu
Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục triển khai có hiệu quả. Các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện các tiêu chí ở các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023, củng cố và nâng cao chất lượng các xã đã được công nhận đạt chuẩn trên địa bàn.
Kết quả thực hiện nông thôn mới đến cuối năm 2023 như sau: 84/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ 75,68%. 17/84 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tỷ lệ 20,24%. 05 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, tỷ lệ 45,45%.
Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhưng ở mức tăng thấp, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 3,5% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 6,67%; Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 13,34%; sản xuất trang phục tăng 10,87%... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số sản xuất giảm như: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 6,72%; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 7,03%.
Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển khá sôi động; Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng, giá cả ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước đạt 103.102,5 tỷ đồng, đạt 97,02% kế hoạch năm (kế hoạch năm 2023 là 106.264 tỷ đồng), tăng 15,1% so với cùng kỳ. Công tác tổ chức các chương trình khuyến mại, giảm giá, đưa hàng Việt về nông thôn, góp phần bình ổn giá cả thị trường, kích cầu tiêu dùng tại các địa phương luôn được chú ý tăng cường.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh trong năm ước đạt 13.828 tỷ đồng, vượt 1,3% dự toán năm và bằng 88% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa (trừ tiền sử dụng đất; xổ số kiến thiết; thu cổ tức, lợi nhuận được chia và lợi nhuận còn lại) là 7.500 tỷ đồng, vượt 8,2% dự toán năm, tăng 5,1% so với cùng kỳ; thu tiền sử dụng đất là 5.600 tỷ đồng, vượt 1,8% dự toán năm, bằng 84,9% so với cùng kỳ; thu xuất nhập khẩu là 430 tỷ đồng, đạt 43% dự toán năm, bằng 51,3% so với cùng kỳ.
Về giải ngân vốn đầu tư công: kết quả giải ngân chung của Tỉnh năm 2023 đã đạt được những kết quả tích cực, tính đến hết tháng 11/2023 Bình Định có tỷ lệ giải ngân kế hoạch đứng thứ 14/63 tỉnh thành và đứng thứ 2 Khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (sau tỉnh Thừa Thiên Huế); giá trị dự kiến giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 cũng đạt tỷ lệ khá ấn tượng, cơ bản đạt các mục tiêu, chỉ tiêu do HĐND tỉnh giao.
Các hoạt động văn hóa – xã hội; công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hoạt động hiệu quả được quan tâm chỉ đạo thực hiện; từng bước xây dựng hoàn thiện chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Quốc phòng - an ninh; trật tự, an toàn xã hội được giữ vững
Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực của các ngành và các địa phương, đồng thời chỉ đạo các ngành, các địa phương tập trung phấn đấu từ nay đến cuối năm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong đó nhấn mạnh, đối với các dự án phải giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện để đưa vào hoạt động, đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, kiên quyết điều chỉnh kế hoạch vốn đối với những dự án có tỷ lệ giải ngân thấp, quản lý tiến độ giải ngân cả nguồn vốn đầu tư của các địa phương. Chủ động, nắm chắc tình hình thị trường, cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường, nhất là đối với hàng hóa thiết yếu, bảo đảm nguồn cung vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2024. Tính toán kỹ phương án điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công, bảo đảm vừa thúc đẩy tăng trưởng, sản xuất kinh doanh, vừa kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Chính phủ đề ra. Đồng thời nhất mạnh, cán bộ công chức tuân thủ nghiêm túc lề lối làm việc, giải quyết công việc hiệu quả,…
Sau khi ý kiến tham gia của các huyện: Hoài Nhơn, An Nhơn, Phù Mỹ và thành phố Quy Nhơn; cùng với các sở Văn hóa Thể thao, Lao động – Thương binh và Xã hội, chi cục quản lý thị trường, ý kiến của các Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh kết luận: các đơn vị tập trung triển khai thực hiện Chương trình công tác trọng tâm năm 2023 bảo đảm tiến độ, chất lượng các nội dung, không để tồn đọng, nhất là rà soát, khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ tồn đọng còn lại của năm 2023, quyết tâm thắng lợi tình hình thực hiện kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2023 do HĐND tỉnh giao.
Đồng thời chú trọng trên các lĩnh vực sau: 1. Nông, lâm, thủy sản, tài nguyên môi trường
Tiếp tục chỉ đạo tình hình sản xuất, triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật phù hợp với tình hình thời tiết. Tăng cường kiểm tra hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả. Chuẩn bị tổ chức sản xuất vụ Đông Xuân 2023 – 2024
Tăng cường mời gọi đầu tư, xây dựng các Nhà máy chế biến gia súc, gia cầm, thực phẩm, nông sản, lâm sản, thủy sản,… góp phần nâng cao giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản
Tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ dự án Trung tâm Giết mổ gia súc, gia cầm và Chế biến thực phẩm San Hà Bình Định (huyện Phù Cát); hỗ trợ Công ty Cổ phần Vinanutrifood đầu tư Dự án Nhà máy Chế biến sâu nông sản, Công ty CP Tập đoàn KIDO xây dựng chuỗi liên kết thu mua sản xuất lạc... Hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành (Phù Mỹ)
Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, gắn chứng chỉ FSC để phục vụ xuất khẩu. Hoàn thiện Phương án rà soát, điều chỉnh Quy hoạch lâm nghiệp theo cơ cấu 03 loại rừng tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ và khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo theo quy định (IUU)
Triển khai hiệu quả các phương án xử lý vấn đề môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chống lấn chiếm đất đai, khai thác tài nguyên khoáng sản, mặt nước 2. Công nghiệp – Xây dựng Tăng cường việc gặp gỡ, đối thoại, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp Phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 đạt từ 7 – 7,7% trở lên Hỗ trợ tích cực để các dự án sản xuất công nghiệp hoàn tất thủ tục đầu tư như: thủ tục về đất đai, giấy phép xây dựng,….để đẩy nhanh tiến độ sớm đưa dự án vào hoạt động. Tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án công nghiệp, thương mại, năng lượng tái tạo,… nhất là các dự án trong kế hoạch đưa vào hoạt động năm 2024 như: Dự án Nhà máy gạch ngói Takao, Nhà máy sản xuất gạch ốp lát granite Kamado (Tây Sơn)Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nhất là cơ chế hỗ trợ để sớm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các Cụm công nghiệp được quy hoạch, định hướng di dời ra khỏi khu dân cư, nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất tập trung, bảo vệ môi trường,... tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh. Trước mắt, ưu tiên thực hiện di dời các doanh nghiệp trong CCN Nhơn Bình, CCN Quang Trung (TP. Quy Nhơn) và CCN Gò Đá Trắng (TX. An Nhơn).
Thường xuyên theo dõi, làm việc với nhà đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh; kịp thời nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, sớm hoàn thành đưa vào khai thác
Tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các dự án xây dựng, bất động sản, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tiến độ và chất lượng; đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, trật tự, ổn định 3. Thương mại, dịch vụ và du lịch
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thương mại, xuất khẩu
Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 đạt 114.700 tỷ đồng; Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.650 triệu USD
Tiếp tục nghiên cứu, đa dạng hóa, liên kết và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch với các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao và bền vững, tạo thương hiệu cạnh tranh lâu dài,
Tăng cường thu hút du lịch MICE, triển khai hiệu quả kế hoạch thu hút du lịch trong mùa thấp điểm. 4. Tài chính ngân sách
Tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, nhất là thu tiền sử dụng đất
Tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế
Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp được hưởng tối đa các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tháo gỡ khó khan theo quy định của Trung ương
Đảm bảo chi ngân sách theo đúng tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm, hiệu quả. 5. Đầu tư
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ các tháng đầu năm, triển khai hiệu quả 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm.
Kiên quyết rà soát, điều hòa vốn đầu tư công từ chủ đầu tư chưa thực hiện được sang chủ đầu tư thực hiện có khối lượng hoàn thành nhưng thiếu vốn.
Tích cực xúc tiến, mời gọi đầu tư các dự án ngoài ngân sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khảo sát, hoàn thiện thủ tục đầu tư, triển khai thực hiện dự án trong thời gian sớm nhất; đặc biệt là thực hiện bồi thường GPMB để các dự án triển khai, sớm đi vào hoạt động.
Phấn đấu thu hút dự án đầu tư mới vượt chỉ tiêu UBND tỉnh giao, đạt từ 100 -120 dự án (với quy mô trong CCN đạt 20 tỷ trở lên; trong KCN từ 100 tỷ trở lên). 6. Văn hóa – Xã hội
Bảo đảm tiến độ chương trình, nội dung năm học 2023-2024
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh lưu hành khác như Sốt xuất huyết, tay chân miệng...
Thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội, chính sách đối với người có công, công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em...
Tiếp tục tổ chức các Hội nghị, Hội thảo khoa học theo kế hoạch năm 2023 7. Nội chính
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát, kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả, bảo đảm thông thoáng thuận lợi, không gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ theo Đề án 06 của Chính phủ
Tăng cường công tác quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là giảm thiểu tai nạn giao thông
Các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh 8. Chuẩn bị công tác tổ chức công bố Quy hoạch tỉnh kết hợp với thu hút đầu tư để làm cơ sở triển khai thực hiện trong thời gian tới. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành
Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính liên thông trong lĩnh vực Đầu tư tại Việt Nam thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư